Harry Potters Fans Forum
.::.Chào mừng bạn đến với HPFF.::.
Harry Potters Fans Forum
.::.Chào mừng bạn đến với HPFF.::.
Harry Potters Fans Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Harry Potters Fans Forum

CHUYỂN FORUM TỚI HTTP://HPFF.BY.MD/FORUM
 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tutorial for designer

Go down 
+4
dorothydevere
Crystal
hermione_malfoy
SaSun
8 posters
Tác giảThông điệp
SaSun
Hấp-phờ-lờ-bấp - Nơi độ phởn thăng hoa
Hấp-phờ-lờ-bấp - Nơi độ phởn thăng hoa
SaSun


Tổng số bài gửi : 90
Age : 31
Đến từ : ASG
Registration date : 18/01/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Feb 17, 2008 9:02 pm

.:Tutorial for designer:.

Đây là nơi chúng ta, những designer trao đổi với nhau những kinh nghiệm về design và giải đáp những vướng mắc trong việc design. Tại đây, các bạn cũng có thể post những bài hướng dẫn design do chính mình viết hay dịch hay lấy từ một nguồn nào đó. Tuỳ theo nội dung bài viết của bạn mà sẽ cộng điểm thích hợp!

*Lưu ý:
- Những bài viết nào không phải là do chính mình viết thì các bạn nhớ vui lòng ghi nguồn của nó nhé! Winking
- Có thể post những câu hỏi về design tại đây nhưng những câu hỏi về box Designer Club thì vui lòng vào
đây

WELCOME!
Về Đầu Trang Go down
http://www.vietsoul.org/
hermione_malfoy
Sun is for day, Moon is for night, You is for me
Sun is for day, Moon is for night, You is for me
hermione_malfoy


Tổng số bài gửi : 177
Age : 29
Đến từ : you_know_where
Registration date : 05/02/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptyMon Mar 03, 2008 11:48 am

Chào bác Sei! Cháu là đứa từ hành tinh khác đến nên đang ngu ngơ như bò
đội nón, chả hiểu mô tê gì cả (vừa phải đi hỏi 7 coi banner là cái khỉ
gì!). Thế nên bác đừng trách sao cháu hỏi những câu quá cơ bản nha!
Và sau đây là câu hỏi của cháu: "design" hiểu theo đúng nghĩa gốc
của tử đó, và theo mọi người hiểu ở đây là gì?(cái này cháu chỉ hiểu mơ
hồ, ko rõ ràng nên cháu hỏi lại). Để design được thì phải có phần mềm
gì? sử dụng phần mềm đó như thế nào?
Cháu hỏi thế thôi, bác trả lời đi rồi cháu hỏi tiếp! (mà bác có nhớ cháu là đứa nào không, hay lại quên rồi?)
Về Đầu Trang Go down
Crystal
Playback the Time
Crystal


Tổng số bài gửi : 123
Age : 33
Đến từ : TopSecret
Registration date : 05/02/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptyMon Mar 03, 2008 8:27 pm

Trích dẫn :
Chào bác Sei! Cháu là đứa từ hành tinh khác đến nên đang ngu ngơ như bò
đội nón, chả hiểu mô tê gì cả (vừa phải đi hỏi 7 coi banner là cái khỉ
gì!). Thế nên bác đừng trách sao cháu hỏi những câu quá cơ bản nha!
Và sau đây là câu hỏi của cháu: "design" hiểu theo đúng nghĩa gốc
của tử đó, và theo mọi người hiểu ở đây là gì?(cái này cháu chỉ hiểu mơ
hồ, ko rõ ràng nên cháu hỏi lại). Để design được thì phải có phần mềm
gì? sử dụng phần mềm đó như thế nào?
Cháu hỏi thế thôi, bác trả lời đi rồi cháu hỏi tiếp! (mà bác có nhớ cháu là đứa nào không, hay lại quên rồi?)

Chẳng dám nói có nhìu kinh nghiệm trong cái thể loại này nhưng cũng xin trả lời vài ý sau:
- Design theo đúng cái nghĩa gốc của nó trong tiếng Anh có nghĩa là Thiết Kế. Ở đây thì có nhiều kiều nhưng đối với chủ đề đang nói là về thiết kế hình ảnh,quảng cáo, avatar, chữ kí,...
- Muốn design thì có thể sử dụng nhiều phần mềm như coreldraw, photoshop, mask,... nhưng cơ bản chủ yếu ta xài Photoshop.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/bear_gangster
dorothydevere
D.E.S.I.G.N.E.R
dorothydevere


Tổng số bài gửi : 43
Age : 31
Đến từ : HPVN
Registration date : 20/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptyWed May 07, 2008 8:45 am

Vài web cho dân design ^^

Brush, texture, pattern
http://77words.livejournal.com/
http://77words.livejournal.com/
http://celestial-star.net/
http://feel.hironeko.net/
http://silvercat.sapphyre-dreams.net/
http://moarge.de/
http://veredgf.fredfarm.com/
http://fractured-sanity.org/
http://colorfilter.net/
http://www.animerain.com/
http://endless-grace.net/
http://endless-light.com/
http://immortal-memories.net/
http://inobscuro.com/
http://kyuusho.net/
http://www.brushes.obsidiandawn.com/
http://hybrid-genesis.net/
http://komettails.net/
http://deviantart.com
http://www.8nero.net/brushes/
http://share.studio.adobe.com/axBrowseSubmit.asp?t=11
http://truly-sarah.com/brushes/brushlist.htm
http://www.operafloozy.com/brushes/


Stock

*manga, anime
http://aethereality.net/
http://digik.net

*photo
http://sxc.hu/
http://soompi.com/
http://hbrush.com/


Font
http://dafonts.com
http://1001freefonts.com
http://www.fonts.com
Về Đầu Trang Go down
http://hpvn.net
Sheena
Giáo sư - Lao công Hufflepuff - Thần Sáng
Giáo sư - Lao công Hufflepuff - Thần Sáng
Sheena


Tổng số bài gửi : 393
Age : 31
Đến từ : Rừng AmAz0nE
Registration date : 26/02/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun May 11, 2008 7:39 am

Cho tớ hỏi cái này ^^
Tớ vừa cài PTS vào máy tập tành des ^^
Thật sự là rất ngu khoản này ^^
Ai giải đáp , hay nói đúng hơn là giải thích mấy thuật ngữ trong PTS với ^^
Ví dụ như là brush , texture ,...^^ làm như thế nào để chèn nó vào hình ^^
Rất cảm ơn ^^
Về Đầu Trang Go down
dorothydevere
D.E.S.I.G.N.E.R
dorothydevere


Tổng số bài gửi : 43
Age : 31
Đến từ : HPVN
Registration date : 20/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun May 11, 2008 8:38 am

- Brush Tool: nói nôm na là 1 công cụ để vẽ hình ^^. Phím tắt là phím B. Khi sử dụng công cụ này, bạn có thể tạo ra hình hoa lá, chữ... từ những brush có sẵn hoặc download trên mạng. Brush là file dạng .arb. Để sử dụng brush đownloa, ấn F5 để hiện bảng brush, rồi chọn load brush.

- Texture: là 1 hình được dùng để blend màu. Những hình này cũng là file hình ảnh bình thường, thường có nhiều màu sắc ^^
VD: http://aethereality.net/textures/download/32/

- Pattern: file dạng .pat . Dùng để tạo 1 background.
VD: đây là 1 background tạo từ pattern:
Tutorial for designer 24411-1209824784481c7610400df
Để dùng nó, bạn tạo 1 layer mới hoặc dùng trên layer background luôn cũng được. Ấn Ctrl + A -> Edit -> Fill -> chỉnh thành Pattern.
Cách load pattern tương tự load brush.

- Stock: Hình gốc được sử dụng để design
Về Đầu Trang Go down
http://hpvn.net
Sheena
Giáo sư - Lao công Hufflepuff - Thần Sáng
Giáo sư - Lao công Hufflepuff - Thần Sáng
Sheena


Tổng số bài gửi : 393
Age : 31
Đến từ : Rừng AmAz0nE
Registration date : 26/02/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun May 11, 2008 12:07 pm

Tớ hiểu rồy, cảm ơn bạn Dor ^^,mấy cái link bạn cho cũng hay lắm , ngoại trừ vài cái máy tớ no ko load được TT^TT.
Chỉ lun hộ tớ cách cắt hình ^^, tớ mới tập des nên ko bik nhìu lắm ^^, hiên giờ đang rất là ngu , phải nói là ko bik gì ^^.
Ngoài lề chút xíu ^^ :
@Dor : bạn Dor này có phải là ss ( hoặc là pà pà :"] )Dor vợ ông Hucar bên HPVN ko ạh , mem nhà Huff đúng ko ạh :"] . Nếu đúng thì nhớ em ko ahaa , ss còn nợ em với ss VyVy 1 bộ sign + ava của trò PC nhá flattern ss còn nhớ ko flattern
Về Đầu Trang Go down
dorothydevere
D.E.S.I.G.N.E.R
dorothydevere


Tổng số bài gửi : 43
Age : 31
Đến từ : HPVN
Registration date : 20/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun May 11, 2008 12:45 pm

Công cụ dùng để cut hình là Lasso Tool, phím tắt L ^^. Thường thì nên dùng Poly... Lasso Tool cut sẽ sát mép hình hơn. Chỉ cần right click vào Lasso Tool trên thanh công cụ -> chọn P. LT (dòng thứ 2).

Khi cắt thì ấn chuột sát mép hình.
Sau khi cắt xong, đường cắt sẽ tự động chuyển sang dạng nét đứt.
Right click -> La via copy/cut, nó sẽ tạo 1 layer mới chỉ chứa vùng vừa cắt.

p/s: ss đúng là doro nhà Huff đấy dưng mà ss k phải vợ Hũ cà dzà đâu em :que:, còn cái sign thì... :">
Về Đầu Trang Go down
http://hpvn.net
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Hướng dẫn Photoshop toàn tập   Tutorial for designer EmptyThu Jun 05, 2008 10:45 pm

Tình cờ lò dò lên net học đồ hoạ thì thấy cái này. Thấy hay hay nên post vào cho mọi người cung xem, coi như là tài liệu tham khảo. Các bạn ma mới cũng có thể vào tham khảo, coi như là học free (giống tớ)
--------------------------------------------------------------------------
Chương 2: Làm quen với môi trường làm việc của PTS
------------------------------------------
Nội
dung của trang này thuộc bản quyền của © Bá tước Monte Cristo và
bantayden.com. Những bài viết trong này có thể được in ra để dùng với
mục đích cá nhân. Nếu bạn muốn copy hoặc dùng lại trong trang web của
bạn làm ơn liên lạc với tôi hoặc ít nhất phải trích dẫn lại nguồn là:
Bá tước Monte Cristo và bantayden.com

Bắt đầu bằng cách làm
quen với 4 thành phần cơ bản trong môi trường làm việc của Photoshop đó
là: Thanh menu, thanh trạng thái, hộp công cụ và các Palettes. Trong
bài học đầu tiên chúng ta nói về thanh Menu

1. Thanh Menu

Thanh
menu bao gồm 9 menu phụ: File, Edit, Image, Layer, Select, Filter,
View, Window và Help. Bỏ ra vài phút để tự khám phá thanh menu, bạn sẽ
nhận ra rằng có một số menu phụ theo sau bởi 2 dấu ngoặc đơn (...). Nó
có nghĩa rằng đằng sau menu này được theo sau bởi một hộp thoại mà bạn
có thể thêm vào những định dạng. Một số khác được theo sau bởi những
mũi tên nhỏ, nó chỉ ra rằng một menu phụ với những lệnh liên quan. Khi
bạn khám phá từng menu, hãy khám phá cả những menu phụ nữa. Bạn cũng có
thể để ý thấy rằng rất nhiều lệnh được theo sau bởi những lệnh bàn
phím. Sau này bạn sẽ nhận ra rằng những lệnh tắt này sẽ giúp bạn tiết
kiệm rất nhiều thời gian. Khi bạn đọc xong cả 8 chương này bạn sẽ học
được những lệnh tắt hữu dụng nhất.

. Thêm vào thanh menu,
Photoshop thường có những dòng chữ chạy theo con trỏ trên những công cụ
thông dụng nhất mỗi khi bạn đưa con trỏ trượt qua nó. Điều này để làm
cho bạn rõ ràng hơn khi lựa chọn công cụ làm việc.

Một trong
những menu ngữ cảnh tiện dụng nhất mà có thể truy cập bằng cách nháy
chuột phải/ Ctrl + click vào thành tiêu đề của một tài liệu để có đường
tắt đến lệnh nhân đôi (duplicate), hình ảnh, hộp thoại kích cỡ canvas,
thông tin về tệp tin và định dạng trang. Nếu bạn đã biết cách mở một
file ảnh, thì cứ tự nhiên thử đi. Nếu không thì chúng ta tiếp tục bài
học sau.

2. Thanh Trạng Thái

Bây giờ bạn hãy nhìn vào
thanh trạng thái ở tận cùng của màn hình hiển thị. Thanh trạng thái ít
khi được ngừơi dùng lưu tâm tới, nhưng nó có thể là một công cụ quý
giá. Bạn phải mở một tài liệu trước khi thanh trạng thái thể hiện thông
tin, vậy mở đi thôi! Lệnh tắt để mở là Ctrl+o

ở bên tận cùng
trái của thanh trạng thái bạn sẽ thấy độ phóng đại của tại liệu hiện
hành. Bạn có thể click chuột vào đó và đánh vào đó một số bất kỳ để
thay đổi độ phóng đại của tài liệu.

Để trả lại tại liệu về
100% độ phóng đại, nháy kép vào công cụ Zoom Tool trong hộp công cụ
(Tool Box). Lệnh tắt của công cụ này là Ctrl+Alt+0

Ở bên phải
của ô độ phóng đại, bạn sẽ thấy một ô thể hiện kích cỡ của tại liệu. Số
bên trái thể hiện độ lớn khi chưa nén của file ảnh nếu tất cả các layer
bị flatten. Số bên phải thể hiện độ lớn chưa nén của tại liệu bao gồm
tất cả các layers và channels. Bạn nên lưu tâm rằng cả hai chỉ số này
thường thì lớn hơn độ lớn thực sự của tài liệu khi được save lại.

Kế
bên độ lớn của tại liệu có một mũi tên nhỏ dẫn tới một menu. Khi làm
việc với Photoshop bạn sẽ luôn thấy một mũi tên tương tự như thế này,
và nhớ rằng đằng sau nó có dấu một menu phụ. Trong trường hợp này menu
phu cho phép bạn thay đổi những gì thể hiện ở thanh trạng thái. Thêm
vào độ lớn của tại liệu, bạn có thể lựa chọn Scratch Sizes, Efficiency,
Timing, hoặc Current Tool

Bên cạnh thanh trạng thái, bạn cũng
có thể thấy những thông tin quan trọng về công cụ bạn đang dùng. Nếu
bạn vẫn đang lựa chon Zoom Tool, thì thanh trạng thái của bạn sẽ hiện
thị "Zoom in". Nếu bạn ở ngoài vùng soạn thảo của tại liệu hãy chuyển
con trỏ vào vùng soạn thảo và bạn sẽ thấy thanh trạng thái hiện ra
hướng dẫn cách sử dụng công cụ đó. Bây giờ hãy nhấn phím Alt xuống và
trên thanh trạng thái sẽ hiện ra "Zoom Out" và con trỏ sẽ biến thành
dấu trừ. Hãy thử với lệnh Ctrl cùng với Zoom Tool và quan sát câu hướng
dẫn trên thanh công cụ. Hãy thử phối hợp những lệnh như là Ctrl -
Shift, hoặc Ctrl-Alt và quan sát hướng dẫn trên thanh trạng thái.

Dưới đây là một số câu lệnh tắt của Zoom Tool

Ctrl-Alt-0/ = phóng to 100%
Alt/ = Click để thu nhỏ
Ctrl/ = Tạm thời chuyển sang Move Tool
Nháy kép Hand Tool = Phóng to cho vừa với màn hình
Ctrl-0/ = Phóng to để vừa với màn hình
Ctrl-+/ = Zoom in
Ctrl--/ = zoom out

|Quay về đầu trang|


3. Tool Box - Hộp công cụ

Khi
bạn nhìn vào hộp công cụ, bạn sẽ thấy một vài nút có những mũi tên nhỏ
ở bên góc phải. Nó có nghĩa rằng còn có những công cụ khác được dấu bên
trong. Để lấy công cụ này click chuột giữ và kéo một menu sẽ hiện ra.


Khi
bạn rê chuột qua những nút khác bạn sẽ thấy một dòng chữ hiện lên chỉ
ra tên của công cụ đó và lệnh gõ tắt của nó. Tất cả những Marquee Tool
có lệnh gõ tắt là M. Một cách đơn giản để hoán đổi những công cụ là
dùng lệnh tắt cùng với phím Shift. Với công cụ Marquee, lệnh Shift-M sẽ
hoán đổi từ Rectangular thành Elliptical Marquee Tool. Single marquee
row marquee tool rất ít khi được dùng cho nên phải chọn bằng hộp thoại
tool box. Một câu lệnh tắt khác để hoán đổi những công cụ ẩn là Alt/
Click vào nút trong Tool Box

Ở dưới hộp Tool Box là hộp Swap
Color. Đây là hộp mà nền trước và nền sau được thể hiên. Cái mũi tên
nhỏ ở bên góc phải cho phép bạn hoán đổi từ nền trước thành nền sau và
ngược lại. Biểu tượng nhỏ màu trắng và đen ở bên trái của Swap Color
cho phép bạn quay lại chế độ mạc định ban đầu của Photoshop là đen là
nền trước và trằng là nền sau. Để thay đổi màu nền, đơn giản chỉ cần
click vào một trong hai nền trước và nền sau và lựa chọn một màu mới
trong menu chọn màu. Hãy thử chọn màu mới và quay lại mạc định ban đầu
của Photoshop.

Biểu tượng này cho phép bạn thay đổi 2 lệnh Quick Mask và Selection Mode.

Biểu
tượng này cho phép bạn thay đổi giao diện của môi trường làm việc. Hãy
thử click chuột vào từng biểu tượng để biết tính năng của nó là gì.
Lệnh tắt cho biểu tượng này là F. Bằng cách lập lại nhấn phím F sẽ thay
đổi sang 3 trạng thái.

Sau đây là một số lệnh tắt để thay đổi
giao diện của môi trường làm việc. Hãy thử thực hành luôn khi bạn đọc
tới nó. Shift-F thay đổi sang Full Screen modes, dấu hoặc hiện thị
Toolbox, thanh trạng thái và các Palettes bằng phím Tab. Chỉ dấu mỗi
Palettes và để hiện thị Toolbox sử dụng tổ hợp phím Shift-Tab

Phần
cuối cùng của Toolbox là di chuyển tài liệu sang ImageReady. Chúng ta
không đề cập đến ImageReady trong phần Photoshop này, bạn có thể tìm
thêm tài liệu ở ngoài.

Trước khi chuyển sang Palettes, tôi tóm tắt lại những lệnh tắt chúng ta đã học ở trên.

D = Định dạng lại nền trước thành đen và nền sau thành trắng.

X = Hoán đổi vị trí giữa nền trước và nền sau

F = Hoán đổi Screen Modes

Shift-F = Bật và tắt Menu bar trong Full Screen Mode

Tab = Bật và tắt toolbox, status bar, và palettes

Shift-Tab = Bật và tắt chỉ duy nhất Palettes.

|Quay về đầu trang|


4. Palette
Để hiểu tốt hơn phần này bạn nên mởi một file ảnh bất kỳ cho tiện theo dõi.

Navigation Palette trong version 6.0 bao gồm Navigator, info và Option. Trong Version 7.0 chỉ có Navigator và Info.
khi
bạn khởi động Photoshop, tất cả các Palette được hiện ra dọc theo bên
phải của màn hình trong nhóm Palettes. Nhóm thứ nhất bao gồm Navigator,
info và option. Tiếp theo nó là Color Swatches, Brush Palettes. Ở dưới
nữa là History và Action Palettes. Cuối cùng, là Layers, Channels và
Paths Palettes.

Palettes có thể di chuyển được trong môi
trường làm việc bằng cách nháy vào thanh tiêu đề (màu xanh) và kéo nó.
Mỗi một nhóm Palette đều có một chức năng thu nhỏ và đóng lại ở trong
thanh tiêu đề. Bạn hãy thử thu nhỏ các Palettes lại đi! nếu bạn nháy
vào Palettes lần nữa sẽ lại mở nó ra. Riêng Color Palette thì không thể
thu nhỏ hoàn toàn, bạn thử đi!


Color Palette Expanded

Color Palette Partially Collapsed


Color Palette Completely Collapsed


Đối
với những Palette chỉ đóng được một phần, bạn có thể đóng nó hoàn toàn
bằng cách giữ phím Alt và nhấn vào nút thu nhỏ. Bạn cũng có thể thu nhỏ
cả nhóm bằng cách nháy kép vào bất kỳ một Palettes nào. Để hiển thị lại
Palette đơn giản là click một lần vào thanh Palette nếu nó ở đằng sau
của nhóm hoặc nháy đúp vào nếu nó ở đằng trước của nhóm. Palette cũng
có thể thay đổi kích thước bằng cách rê con trỏ ở cạnh của nó khi con
trỏ biến thành mũi tên hai đầu và kéo, hoặc bằng cách kéo ở góc của nó.
Chỉ có Color, Options và Info là không thể thay đổi kích thước.

Khi
bạn nháy vào nút đóng ở một nhóm Palette nó sẽ đóng tất cả những
Palette trong nhóm đó. Để hiện thị lại Palette bị ẩn, bạn có thể chọn
hoặc trong Window Menu hoặc hiện thị nó bằng lệnh tắt. Lệnh tắt như sau


F5 = Ẩn/ hiện Brushes Palette

F6 = Ẩn/ hiện Color Palette

F7 = Ẩn/ hiện Layers Palette

F8 = Ẩn/ hiện Info Palette

F9 = Ẩn/ hiện Actions Palette

Tab = Ẩn/ hiện Toolbar và tất cả Palettes

Shift-Tab = Ẩn/ hiện tất cả Palettes

Nếu bạn muốn trả lại mạc định ban đầu của photoshop thì vào Window Menu

source:Bá tước Monte Cristo
bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptyThu Jun 05, 2008 10:50 pm

Chương 3: Làm việc với tài liệu
----------------------------------------
1. Navigator Palette và Hand Tool
Mở một file ảnh bất kỳ. Ở chính giưa Navigator Palette bạn thấy một hình nhỏ thể hiện file ảnh
của bạn vừa mở ra. Nếu cả tấm hình của bạn nằm trong phần nhìn thấy
được thì nó sẽ có một viên bao quanh như hình. Bạn có thể thay đổi màu
viền bằng cách chọn Pallete option.

Bên dưới tấm hình đó, bạn
có thêm một công cụ nữa để Zoom in và out. Ô text cho phép bạn gõ vào
bất cứ gái trị phóng to hoặc thu nhỏ nào, và thanh trượt cho phép bạn
điều chỉnh độ phóng đại bằng cách kéo nó sang trái hoặc phải và hai cái
nút nhỏ ở cả hai đầu của thay trượt cho phép bạn zoom in và out bằng
cách tăng độ lớn hoặc thu nhỏ với mặc định sẵn có.

Một lưu ý
nhỏ cho bạn là với tiện ích của navigator palette khi bạn phóng to một
bức ảnh đến cực đại là 1600%, bạn sẽ thấy viền bao quanh nó sẽ di
chuyển vào trong. Bằng cách click vào bất cứ chỗ nào trên Navigator đó
đều đưa bạn đến điểm bạn click chuột.

Một cách nữa để di
chuyển tài liệu là dùng công cụ Hand Tool. Khi công cụ Hand Tool được
chọn bạn chỉ việc click và kéo tài liệu đó tới chỗ cần thao tác. Phím
tắt cho Hand Tool là Spacebar (phím cách). Một lưu ý nữa khi dùng Hand
Tool là khi bạn muốn di chuyển tài liệu trong chế độ phóng lớn. Bất kể
bạn đang dùng công cụ gì, nhưng khi bạn giữ phím Spacebar xuống nó sẽ
tự động chuyển sang Hand Tool và cho phép bạn kéo thoải mái.

Khi
bạn muốn có độ chính xác cao với file ảnh bạn đang xử lý, bạn nên đặt
chế độ phóng đại là 100%. Tại những độ lơn khác kết quả có thể không
chính xác như mong đợi. Nhớ rằng mức độ phóng đại hiện thời luôn được
hiển thị trong thanh trạng thái, Navigation Palette hoặc thanh tiêu đề
của tài liệu.

2. New view và lệnh nhân đôi (duplicate)
Chọn
View > New View (window > Documents > New window Photoshop
7.0) và một cửa sổ khác chứa cùng một văn bản sẽ xuất hiện. Đây không
phải là một bản copy (chú ý tên của file xuất hiện trong thanh tiêu đề
hiện ra chính xác với văn bản hiện thời). Nó chỉ đơn thuần là một góc
nhìn thứ 2 của cùng một tấm hình. Bất cứ những thay đổi nào bạn thao
tác ở cửa sổ này sẽ có kết quả tương tự như ở cửa sổ kia. Điều này cho
phép bạn thiết lập 2 độ phóng đại khác nhau ở cùng một tấm hình. Điều
này hết sức cần thiết khi bạn muốn zoom in một phần của tấm hình để xử
lý từng chi tiết và cùng một lúc thấy kết quả của việc bạn đang xử lý ở
kích thước thực tế.

Lệnh nhân đôi được đặt ở Image menu (Image
> duplicate). Nhưng tôi thấy thuận tiện nhất là nháy chuột phải vào
thanh tiêu đề. Chọn câu lệnh Duplicate và nó sẽ hiện ra một cửa sổ để
bạn đặt tên cho file mới.



Lệnh nhân đôi rất thuận tiên
khi bạn muốn giữ phiên bản gốc, hoặc bạn muốn tiếp tục xử lý, nhưng bạn
nghĩ mình phải quay lại một trạng thái cụ thể sau này. Nhân đôi, tiếp
tục xử lý, và nếu có gì sai sót thì chỉ việc xoá file nhân đôi đi và
quay lại với file gốc. Thực ra phần History Palette là công cụ tốt nhất
để thao tác khi mình muốn undo, nhưng chúng ta bàn đến nó sau.

Cũng
bằng cách nháy chuột phải vào thanh tiêu đề bạn có thể thay đổi kích
thước của ảnh (hoặc vào Image > Image Size). Lệnh này cho phép bạn
thây đổi kích thước của file ảnh hoặc độ phân giải của nó.

3 Kích thước ảnh và độ phân giải
Mục
này chỉ đề cập đến mối tương quan giữa kích thước của tấm hình và độ
phân giải của nó. Theo tôi thì cứ kích thước càng lớn, có độ phân giải
càng cào và file càng nặng để tải. Cho nên cứ giữ nó ở mức bình thường
là tốt nhất.
4 Hộp thoại kích thước ảnh
Hình dưới đây cho bạn
thấy kích thước của ảnh thể hiện dưới đơn vị Pixel. Mũi tên nhỏ cho
phép bạn thay đổi từ Pixel thành phần trăm.



Phần hai
là kích thước khi in ra của bức ảnh. Chế độ mặc định ở đây là inches,
nhưng bạn cũng có thể đổi thành Cm, points, picas hoặc phần trăm.

Chú ý với Photo 6.0 trở lên

Version 6.0+ phần này được gọi là "Document Size" thay vì "Print Size".


Bây
giờ bạn hãy chú ý đến cái biểu tượng link ở bên phải cả hai chiều rộng
và cao của bức ảnh. Điều này có nghĩa rằng chiều cao và chiều rộng được
liên kết với nhau, cho nên khi bạn thay đổi giá trị ở một ô, ô kia sẽ
thay đổi theo. Để gỡ sự liên kết giữa hai giá trị, bạn chỉ cần bỏ dấu
kiểm ở ô "Constrain Proportion" nhưng bạn sẽ ít khi phải làm vậy vì nó
sẽ làm bức ảnh của bạn không cân đối.

Bạn chỉ nên thay đổi giá
trị ở hộp kiểm Resample Image nếu bạn là một tay cự phách trong
photoshop. Còn tôi thì rất ít khi dùng đến nó, cứ để theo mặc định là
okie rồi!

|Quay về đầu trang|

5.Canvas Size - Kích thước Canvas
Một lệnh kế tiếp khi nháy chuột phải vào thanh tiêu đề là Canvas Size. Lệnh này cũng được tìm thấy ở Image > Canvas Size

Kích
thước Canvas cho phép bạn thay đổi toàn thể kích thước của tài liệu
canvas mà không cần lựa chọn nội dung của tài liệu. Khi bạn tăng kích
thước của tài liệu, vùng canvas sẽ được cộng thêm vào màu nền hiện tại
hoặc nó sẽ là trong suốt nếu bạn không để chế độ nền. Thường thì bạn
chỉ dùng Canvas Size để tăng kích thước của canvas, nhưng nó có thể
được dùng để giảm hoạc cắt Canvas.

Mở một file ảnh bất kỳ và chọn lệnh Canvas Size bạn sẽ thấy một hộp thoại như thế này.



Như
bạn thấy trong hình kích thước hiện tại của tấm hình được thể hiện trên
cùng. Những ô giá tri cho phép bạn thiết lập giá trị mới theo chiều
rộng và cao tương úng với các đơn vị phần trăm, pixel, inche, cm,
points hoặc picas. Những mũi tên nhỏ cho phép bạn xác định Canvas sẽ
được định dạng như thế nào. Theo mặc định của Photoshop, ô vuông ở giữa
được chọn nó gia tăng một giá trị số lượng Canvas băng nhau cho tất cả
các cạnh của tấm hình (giả sử rằng bạn muốn tăng canvas tấm hình của
bạn). Khi bạn lựa chọn một trong bất cú những ô vuông khác canvas sẽ
được thay đổi ở hướng đối diện. Ví dụ, bạn chọn ô vuông dưới cùng ở
giữa, nó sẽ gia tăng kích thước ở trên đỉnh Canvas của bạn.

Bạn
hãy thực hành bằng cách điền những giá trị mới vào ô chiều rộng và cao
để tăng kích thước Canvas, để theo mặc định là ô vuông ở giữa được
chọn. Giả sử rằng màu nền của bạn là màu trắng, bạn sẽ có một khoảng
trắng thêm vào tất cả các cạnh của Canvas. Chọn Edit > Undo (hoặc
Ctrl-Z) để Undo thay đổi và thay đổi với màu nền mới. Thử lại với lệnh
Canvas nhưng lần này thay đổi sự lửa chọn ở các ô vuông theo ý bạn và
quan sát nó tác động đến tài liệu như thế nào.

Chú ý: Nếu bạn
điền một giá trị bất kỳ vào hộp thoài kích thước, và bạn muốn thay đổi
ý định để giữ lại giá trị bạn đầu, hãy giữ phím Alt và nút Cancel sẽ
được đổi thành nút Reset. Bằng cách nhấn Reset sẽ quay lại giá bạn đầu
của nó. Cách này có thể áp dụng ở tất cả các hộp thoại của PTS
(Photoshop), và bạn sẽ thấy nó rất tiện dụng, và bạn nên nhớ nó như là
một lệnh tắt.

Lệnh kích thước Canvas hữu dụng khi bạn muốn
thêm một khoảng bằng nhau vào Canvas của bạn, hoặc khi bạn biết chính
xác bạn kích thước bạn muốn điều chỉnh, nhưng có nhiều cách làm trực
giác và linh hoạt hơn để tăng hoặc giảm kích thước canvas bằng cách sử
dụng Crop Tool

|Quay về đầu trang|


6 Crop Tool - Công cụ cắt
Lệnh
tắt cho Crop Tool là C. Công cụ Crop Tool trong PTS có nhiều tác dụng
hơn chỉ là cắt ảnh. Như đã nói ở phần trên, Crop Tool có thể được dùng
để tăng kích thước Canvas. Trong PTS 6 nó có thể được dùng để nhanh
chóng thay đổi chiều hướng của ảnh.

Hãy thực tập với công cụ
Crop Tool. Bạn hãy mở một file ảnh bất kỳ và chọn một vùng trên tấm
hình để cắt. Chỉ cần giữ chuột và kéo nó, khi ban buông chuột ra sẽ có
một vùng lựa chọn thể hiện dưới dạng các chấm. Bạn không cần phải tạo
ra một sự lựa chọn hoàn hảo với lần cắt đầu tiên, vì bạn luôn luôn có
thể chỉnh sửa lại vùng lựa chọn trước khi quyết định cắt. Tất nhiên nếu
bạn làm chính xác lần đầu tiên thì bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, tuy
nhiên hình ảnh mặc định của công cụ Crop làm cho nó có vẻ khó xác định
chính xác đâu là phần bắt đầu và kết thúc của vùng lựa chọn

Vùng
lựa chọn thực chất bắt đầu từ trung tâm của Crop Tool, bên hình bên bạn
sẽ thấy có một điểm màu đỏ, đó chính là điểm bắt đầu. Tuy nhiên nếu bạn
muốn biết chính xác hơn, bạn nên đổi qua Crosshair Cursor. Tại bất cứ
thời điểm nào, bạn có thể đổi từ tiêu chuẩn thành con trỏ bằng cách
nhần phím Caps Lock. Lệnh tắt này có thể áp dụng được với công cụ
Painting Tool. Bạn thử thực hành xem, và có thể bạn sẽ thấy rằng con
trỏ rất khó nhìn thấy trong một số nền, nhưng dù sao thì nó cũng là
điều tốt khi bạn có một sự lựa chọn khi cần đến.

Bây giờ bạn
hãy chọn bất cự loại con trỏ nào mà bạn muốn và kéo một vùng lựa chọn
trên file ảnh của bạn. Bạn có để ý thấy những ô vuông nhỏ ở các góc và
viền của vùng lựa chọn không? Tác dụng của nó là để kéo và chỉnh sửa
vùng lựa chọn bằng tay. Một điều nên chú ý là khi bạn kéo ở góc của
vùng lựa chọn, nó sẽ gia tăng kích thước ở cả chiều rộng và cao của tấm
hình. Nếu bạn giữ phím Shift thì bạn luôn có một đường thẳng. Phím
Shift là một phím rất quan trọng khi bạn muốn vẽ một đường thẳng,bạn sẽ
dùng đến nó rất nhiều khi dùng các công cụ như line tool, gradient ...

Khi
bạn thực hành và kéo vùng lựa chọn có thể bạn sẽ thấy một khó khắn như
sau. Khi bạn muốn mở rộng vùng lựa chọn ra gần với biên của cửa sổ,
nhưng nó cứ "vèo" ra đến tận biên, mà mình thì muốn nó phải cách biên
một chút. Hãy nhần phím Ctrl xuống và bạn sẽ thao tác rất dễ dàng.

Chú ý với Version 6.0+

Trong
Photoshop 6+, vùng lựa chọn được thể hiện bởi một màu xám. Điều này làm
cho nó dễ dàng hơn khi quan sát vùng lựa chọn tác động đến tài liệu như
thế nào. Bạn có thể thay đổi vùng này bằng cách thay đổi độ nét từ
thanh lựa chọn (option bar) sau khi bạn đã chọn lựa vùng để cắt. Bạn
cũng có thể ẩn bóng đi bằng cách bỏ dấu kiểm khỏi ô "Shield Cropped
area"



Khi bạn rê con trỏ vào trong vùng lựa chọn, nó
sẽ đổi thành mũi tên màu đen. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể di
chuyển vùng lựa chọn. Giư phím Shift để di chuyển chính xác hơn.

Khi
bạn rê con trỏ đến góc của vùng lựa chọn, bạn sẽ thấy nó biến thành một
mũi tên cong. Khi đó bạn có thể xoay vùng lựa chọn để duỗi thẳng một
tấm hình cong. Điểm ở giữa của vùng lựa chọn cho phep bạn xác định điểm
trung tâm mà ở đó vùng lựa chọn được xoay vòng. Bạn có thể di chuyển
điểm trung tâm này bằng cách giữ và kéo nó.

Khi bạn muốn huỷ
bỏ vùng lựa chọn ấn phím Esc. Hoặc khi bạn muốn thiết lập vùng lựa chọn
nhấn phím Enter hoặc đơn giản là nháy đúp vào vùng lựa chọn

Chú ý Version 6.0+

dấu tích là thiệt lập vụng lựa chọn còn dấu "X" là huỷ bỏ.

Bạn có thể quay lại với trạng thái ban đầu của bức ảnh bằng cách vào File > Revert.




Với
tuỳ biến của công cụ Crop Tool, có một hộp kiểm để thiết lập định dạng
Fixed Target size.Khi hộp kiểm này được chọn, bạn có thể lựa chọn độ
phân giải của file ảnh. Với version 6+ bạn sẽ không thấy hộp kiểm nhưng
bạn có thể gõ giá trị vào ô Width, Height và Resolution để thay đổi độ
phân giải của tấm ảnh thay vì cắt.

|Quay về đầu trang|

7 thực hành với Crop Tool

Bây
giờ thực hành một chút với công cụ Crop Tool. Bạn hãy lưu hai bức ảnh
này lại. Nháy chuột phải và chọn "Save target as". Bài thực hành này áp
dụng cho cả hai phiên bản 5 và 6+
croppractice1.jpg
croppractice2.jpg

Bài thực hành 1
Thay đổi hình dạng, tăng kích thước Canvas và thêm vào đường viền


Trước khi cắt

Sau khi cắt


Cắt file ảnh để có được kết quả như trên. Hình ở dưới hiển thị vùng lựa chọn mà bạn sẽ thiết lập



Tiếp
đến dùng công cụ Crop Tool để mở rộng Canvas Size và thêm vào đường
viền màu đen cùng một lúc. Đầu tiên hãy chọn nền trước là màu đen (Nhấn
phím D) tiếp theo thiết lập vùng lựa chòn và kéo đường biên ra ngoài
file ảnh như hình bên trái. Khi bạn hài lòng vói vùng lựa chọn của bạn,
hãy xác nhận vùng lựa chọn (Nháy kép vào vùng lựa chọn kết quả sẽ được
như hình bên phải.




Bài thực hành 2
Xoay chuyển file ảnh với công cụ Crop Tool


Trước khi cắt

Sau khi cắt


Cắt file ảnh để có được kết quả như trên. Hình ở dưới hiển thị vùng lựa chọn mà bạn sẽ thiết lập

Source:Bá tước Monte Cristo
bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptyThu Jun 05, 2008 10:50 pm

Bài thực hành 3
Xoay ảnh và sửa lỗi hình bị lệch
Lưu file sau vào máy của bạn (Nháy chuột phải chọn save target as)

croppractice3.jpg


Trước khi cắt

Sau khi cắt


Cắt file ảnh để có được kết quả như trên. Hình ở dưới hiển thị vùng lựa chọn mà bạn sẽ thiết lập.



Sau
khi bạn thiết lập vùng lựa chọn, bạn muốn xoay nó để chó nó ngay ngắn
lại, di chuyển góc trên bên phải chạm vào biên của bức ảnh. Chú ý rằng
cạnh đáy phải song song với nền nhà, và hai đường biên hai bên phải
song song với hai bên nhà. Nhớ rằng bạn có thể dùng phím Shift để tạo
vùng lựa chọn thẳng hơn.

Nếu bạn di chuyển tâm điểm của tấm
hình hoặc đặt góc của vùng lựa chọn sai vị trí, PTS sẽ hiển thị một
thông báo lỗi. Nếu bạn thấy thông báo này, bạn phải định vị lại góc
vùng lựa chọn và thử lại lần nữa.

Sau ba bài thực hành ở trên,
tôi hy vọng bạn đã quen dần với công cụ cắt Crop Tool. Bây giờ chúng ta
chuyển sang mục mới History Palette - Palette sự kiện

|Quay lại đầu trang|


8. History Palette - Palette sự kiên
Bây
giờ bạn đã biết một số lệnh cơ bản để xử lý ảnh, do vậy nó cũng rất cần
thiết để biết làm cách gì Undo những thay đổi và sửa lỗi. Bạn có thể
dùng Ctrl-Z để Undo, nhưng nó chỉ có tác dụng từng hành động một, hãy
thử tượng tượng bạn đã làm đến 17 thao tác và muốn quay lại thao tác
thứ 2, 3 thì chẳng lẽ undo đến 15 lần? Đó là lý do tại sao có thêm
History Palette

Nhìn vào hình bên cạnh là History Palette. Trên cùng của Palette này là một tấm hình nhỏ và tên của file đó
Bất
cứ khi nào bạn mởi một file ảnh, PTS sẽ tạo ra một tấm ảnh nhỏ và đặt
nó ở vị trí này. Cách nhanh nhất để Undo toàn bộ thao tác là nháy kép
vào bức ảnh, bạn cũng có thể tạo ra thêm một bức ảnh nữa bằng cách chọn
biệu tượng new snapshot từ Menu của History Palette hoặc nhấn vào nút
new Snapshot .

Thực hành với History Palette bằng cách tạo ra
một số thay đổi như là thay đổi kích thước, cắt ảnh. Tiếp đến bạn hãy
tạo ra một Snapshot. Bây giờ nhấn vào snapshot đầu tiên trong danh
sách. Bức ảnh sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Nhấn vào Snapshot thứ hai
bạn sẽ quay lại với phiên bản đang xử lý. Kết hợp với History Brush,
Snapshot có thể là một công cụ rất đắc lực.

Dưới Snapshot bạn
sẽ thấy có những đường kẻ phân biệt, và một danh sách của những thay
đổi gần nhất mà bạn tao ra cho bức ảnh. Bạn có thể Undo bất cứ thao tác
nào chỉ bằng cách chọn sự thay đổi cuối cùng bạn muốn trở lại, hoặc kéo
biểu tượng mũi tên nhỏ xuất hiện bên cạnh mỗi thao tác. Thanh trượt này
hữu dụng là vì có khi bạn không chắc bạn phải quay lại bao nhiêu bước
bời vì nó cho phép bạn xem trước những thay đổi khi bạn di chuyển nó
lên hoặc xuống.

Với chế độ mặc định PTS chỉ cho phép 20 thao
tác bạn tạo ra cho bức ảnh, còn những thao tác trước đó sẽ bị xoá khỏi
list để dành bộ nhớ cho PTS. Nếu máy tính của bạn có dung lượng bộ nhớ
cao thì bạn có thể tăng con số này lên qua History Option trong History
Palette. Nếu bạn muốn giữ bộ nhớ cho PTS thì bạn nên tạo ra những
snapshot tại những điểm quan trọng trong suốt quá trình xử lý, do đó
bạn có thể quay lại với trạng thái trước đó.

Dưới cuối cùng
của History Palette có 3 nút. Nút thứ nhất để tạo ra một văn bản mới và
có tác dụng giống như lệnh Duplicate khi bạn nhân đôi file ảnh, tất cả
những sự kiện trước đó sẽ bị xoá với bản nhân đôi. Nút thứ 2 tạo ra một
snapshot mới. Bằng cách này thì thao tác nhanh hơn là phải vào menu
nhưng nó không cho phép bạn thay đổi tên của snapshot. Snapshot mới sẽ
được đặt tên tự động theo dạng số. Nút cuối cùng là xoá đi trạng thái
hiện tại hoặc snapshot phụ thuộc vào cái gì được chọn trên palette

Trước khi kết thúc phần History Palette tôi muốn chỉ ra một vài đỉêm quan trọng mà bạn nên biết về History Palette.

History và Snapshot không lưu lại với file ảnh. Đóng hoặc mở một file ảnh sẽ xoa hết những thao tác cũ và snapshot

Quay lại với thao tác trước và tiến hành thao tác mới sẽ xoa hết những sự kiện theo sau nó.

Xoá một thao tác sẽ xoá hết những sự kiện theo sau nó, trừ phi non-linear option được chọn

Ctrl-Alt-Z = di chuyển lên trong History Palette

Ctrl-Shift-Z = Di chuyển xuống trong History Palette

9. Lưu lại file ảnh
Chắc
tôi không phải đề cập nhiều về mục này, vì ai cũng biết cách Save một
file như thế nào rồi phải không? chỉ có phần Save for web thì tôi sẽ đề
cập kỹ hơn ở một bài viết khác.

source:Bá tước Monte Cristo
bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptyFri Jun 06, 2008 11:38 pm

Chương 4: Image Modes và Lựa chọn màu sắc --------------------------------------------------------

1. Color Picker - Bảng chọn màu
Chúng
ta hãy bắt đầu bằng việc quan sát bảng chọn màu của PTS. Bạn mở bảng
chọn màu bằng cách nháy một lần vào Color Swatch trong hộp công cụ.
Trong hình minh hoạ ở dưới, màu đen là màu lựa chọn hiện thời khi tôi
mở bảng chọn màu lên. Chú ý đến một vòng trong nhỏ ở góc trái của của
bảng màu, vòng tròn này bao quanh màu được chọn. Nháy chuột vào bất cứ
chỗ nào và vòng tròn sẽ thể hiện như sau.

Chú ý đến 2 hình
vuông ở ngay bên trái của nút Cancel. Màu ở trên là màu lựa chọn hiện
thời, màu ở dưới là màu đã được thay thế. Nếu bạn thấy một hình tam
giác và một dấu chấm than (!) nó chỉ ra rằng màu đó nằm ngoài Gam màu
của CMYK. Dưới biểu tương cảnh báo Gam màu là màu gần giống nhất trong
Gam màu CMYK. Nếu bạn thấy một hình khối nhỏ, nó có thông báo rằng màu
bạn chọn không được "an toàn" trên mạng (Web-safe). Ở dưới Web-safe
thông báo PTS thể hiện một hình vuông nhỏ nữa cho thấy một sự lựa chọn
gần giống nhất với màu Web-safe. Nếu bạn nháy chuột vào 1 trong hai ô
vuông này, màu bạn chọn sẽ là màu ở ô vuông đó.

Bây giờ bạn
hãy để ý đến những ô giá trị số ở bên góc phải của hộp thoài màu. Những
ô này cho phép bạn điền giá trị số vào bằng rất nhiều cách. Màu mặc
định cho bảng chọn màu được chọn bởi Hue. Bạn phải có một dấu chấm bên
chạn chữ H trong bảng chọn màu nếu bạn vẫn đang sử dụng chế độ mặc
định. Nếu bạn di chuyển vòng tròn từ trái qua phải trong ô màu lớn bạn
sẽ thay điều chỉnh độ đậm (Saturation) của màu sắc. Thử đi và bạn sẽ
thấy chữ S thay đổi từ 0 (tận cùng bên trái) thành 100 (tận cùng bên
phải). Di chuyển vòng tròn từ trên xuống dưới điều chỉnh độ sáng
(Brightness) của màu sắc. Khi bạn di chuyển vòng tròn từ trên xuống
dưới chú ý đến sự thay đổi giá trị của chữ B từ 0 đến 100. Để thay đổi
màu (Hue), bạn có thể chọn vạch màu cầu vồng ở ngay bên cạnh bảng chọn
màu lớn, hoặc bạn có thể kéo thanh trượt lên hoặc xuống.

Một
phần nhỏ để các bạn chú ý, ở những bài thực hành tới khi tôi nói các
bạn chọn màu dựa vào giá trị RGB của nó. Thì các bạn hãy điền giá trị
số tương ứng với R, G và B. Ví dụ giá trị RGB là 50% xám sẽ là
R128-G128-B128, và sẽ được điền như sau.


Chú ý V 6.0+

Trong
PTS 5.5 trở lên bảng chọn màu sẽ có thêm một hộp kiểm "Only web color".
Nó giới hạn bảng chọn màu chỉ thể hiện màu trong độ an toàn của Web
(Web safe color). Thêm nữa bạn cũng có thêm một ô để điền giá trị
Hexadecimal được sử dụng trong HTML. Trường này được thể hiện bằng dấu
#




2. Color Palette và Swatch

Thêm vào hộp thoại chọn màu, PTS cung cấp thêm 2 Palette nữa để lựa chọn màu: Color Palette và Swatch Palette


Color
Palette cung cấp một dải màu ở dưới cùng của Palette để bạn có thể chọn
nhanh một màu gần giống. Khi bạn kéo chuột trượt trên dải màu này, nó
sẽ đổi thành Eye Dropper. Kích chuột vào dải màu sẽ đổi màu của nền
trước. Alt click vào dải màu sẽ đổi màu nền sau. Màu hiện tại của nền
trước và nền sau cũng được thể hiện trong Color Palette.

Nếu
màu được chọn nằm ngoài Gam màu, Color Palette cũng xuất hiện một Gam
màu cảnh báo. Thanh trượt ở color Palette cho phép bạn lựa chọn màu tỉ
mỉ hơn bằng cách điều chỉnh mỗi thanh trượt hoặc điền giá trị vào ô.
Nháy chuột phải hoặc Ctlr-click vào dải màu cho phép bạn thay đổi sự
thể hiện của dải màu. Bạn có thể thay đổi sự thể hiện của dải màu bằng
cách dùng Color Palette menu, và nó cũng cho phép ban thay đổi thanh
trượt thể hiện trên Color Palette để chọn màu bằng cách sử dụng RGB,
HSB, CMYK hoặc những vùng màu khác

Chú ý Version 6.0+

Trong
PTS 6.0+, dải màu còn có thể hai ô nhỏ màu trắng và đen. Điều này làm
cho bạn dễ dàng hơn khi phải chọn màu trắng hoặc đen tinh khiết.


Hình bên phải là Swatch Color Palette.

Mặc
định của Swatch là một tổ hợp các nhóm màu, nhưng giá trị thực của
Swatch Palette là khả năng chèn những mẫu màu tuỳ biến. Với một tổ hợp
các nhóm màu tuỳ biến bạn có thể giới hạn mình để lựa chọn cụ thể một
màu mà không cần nhớ bất cứ giá trị số nào của nó. Ví dụ bạn có thể tạo
ra một màu tuỳ biến từ màu của một tấm hình của bạn, và sử dụng màu này
để làm việc với những hình khác.

Sau đây tôi liệt kê những thao tác về color swatch cho bạn thử:

- Bạn hãy chọn nền trước.
- Alt-click để chọn nền sau trong PTS 6.0. Trong phiên bản 7.0 thì Ctrl-click để chọn màu nền sau.
-
Khi bạn di chuyển con trỏ qua một vùng trống của Swatch Palette, nó sẽ
biến thành Paint Bucket và bạn có thể nháy chuột để thêm một màu mới
vào Swatch Palette. Trong PTS 6+ chúng ta sẽ được nhắc để đặt tên cho
màu.
- Trong PTS 6.0, khi bạn giữ phím Ctrl xuống và rê con trỏ
qua một Swatch (một ô màu mẫu nhỏ), con trỏ sẽ biến thành hình cái kéo
và bạn có thể Xoá một màu. Trong PTS 7, sử dụng phím Alt để xoá một
màu.
- Để đổi một màu của Swatch, chọn một màu mới sử dụng công cụ
lấy màu, rê con trỏ qua một ô Swatch mà bạn muốn thay thế, và nháy vào
nó để thay thế màu cũ với một màu mới.
- Trong PTS 6, bạn có thể nháy đúp vào một màu để đổi tên.
- Bạn có thể quay lại với Swatch mặc định bằng cách chọn Reset Swatch từ Swatch Palette menu.
- Bạn cũng có thể thêm, thay thế và lưu lại bộ Swatch từ Swatch Palette menu.

|Quay về đầu trang|


3. Eye Droper và Palette Info
Với
công cụ Eyedropper bạn có thể lấy một màu từ bất cứ một file ảnh nào
được mở. Lệnh tắt cho công cụ này là I. Chỉ đơn giản nháy Eyedropper
vào file ảnh để đổi màu nền trước. Alt-click để thay đổi nền nền sau.

Khi
hộp thoại chọn màu hiện ra, con trỏ sẽ tự động đổi thành Eyedropper bất
cứ lúc nào bạn di chuyển nó ra ngoài hộp thoại chọn màu vào một tài
liệu đang được mở. Bất cứ lúc nào nếu Painting tool được chọn sẽ tạm
thời được đổi thành Eyedropper để đổi nền trước bằng cách nhấn Alt.

Nháy
kép vào Eyedropper trên hộp công cụ để chọn công cụ Eyedropper (Trong
PTS 6 sự lựa chọn ở Option bar). Option bar cho phép bạn cụ thể một mẫu
đơn pixel, tỉ lệ 3X3 hoặc 5x5. Trong hầu hết các trường hợp, tỉ lệ 3X3
đều okie. Bằng cách này có thể trung hoà 3 pixel bao quanh vùng mà bạn
click. Bạn cũng có thể thay đổi hình mẫu bằng cách nháy chuột phải vào
bất cứ chỗ nào trên file ảnh khi công cụ Eyedropper được chọn.

Công
cụ Eyedropper có thể được dùng cùng lúc với Info Palette để đọc giá trị
màu từ file ảnh của bạn. Hiện thị Info Palette, chọn Eyedropper và di
chuyển nó vào file hình của bạn. Với chế độ mặc định, Info Palette hiển
thị giá trị RGB và CMYK cùng với toạ độ X và Y của con trỏ. Khi bạn tạo
một sự lựa chọn, Info Palette cũng hiện thị độ rộng và chiều cao của
vùng lựa chọn.

source: Bá tước Monte Cristo
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
phuthuy_heoquay$$$
Hiệu phó - Giáo sư - Thần sáng - Nhà Ravenclaw
Hiệu phó - Giáo sư - Thần sáng - Nhà Ravenclaw
phuthuy_heoquay$$$


Tổng số bài gửi : 522
Age : 28
Đến từ : sô 7 - tầng thứ 7 - Cầu Vồng số 7 - năm 2007
Registration date : 20/01/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 9:24 am

ơ =.= post hình đi, trong cái bản gốc của nó tớ thấy có hình mà >"<
Đọc thế này khó hiểu Silly
Đưa mấy cái ảnh chụp màn hình lên ý, làm hình minh họa
Về Đầu Trang Go down
http://blog.360.yahoo.com/congchua_voldemort
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:11 pm

phuthuy_heoquay$$$ đã viết:
ơ =.= post hình đi, trong cái bản gốc của nó tớ thấy có hình mà >"<
Đọc thế này khó hiểu Silly
Đưa mấy cái ảnh chụp màn hình lên ý, làm hình minh họa
Uả có hả? Ai biết đâu tớ đi kiếm ở cái trang Cisdoma gì áy, đâu có vô trang chính mà tìm nên hem coá bik.
Để thử kiếm về post hình lên cho mọi người. Nếu đc thì sẽ post, còn ko thì đừng lấy đá chọi em nha !
@TS Sái chân : Cái nì có cộng điểm hôn? ahaa
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:17 pm

Chương 5: Selection và Mask
--------------------------------------
1. Công cụ Marquee Selection
Trong
phần này chúng ta sẽ khám phá tất cả những công cụ Selection trong PTS
cộng với Mask, kênh Alpha (Alpha Channels), và biến đổi vùng lựa chọn
(Transformation of Selection). Những công cụ lựa chọn bao gồm Marquee
Tool, Lasso Tool và Magic Wand. Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn tới rất
nhiều cách để tạo hoặc "tỉa tót" vùng lựa chọn sử dụng Quick Mask Mode,
Alpha Channel và lệnh Transform Selection.

Sau đây là một số
tổ hợp phím bạn nên nhớ khi dùng kết hợp với công cụ lựa chọn. Để dễ
hiểu hơn bạn nên vừa đọc vừa làm. Vì diễn đạt bằng lời rất khó!

Giữ phím Shift và kéo Selection Marquee tạo cho vùng lựa chọn một hình vuông hoặc tròn

Giữ phím Shift và kéo Selection Marquee khi một vùng lựa chọn khác đang hiển thị sẽ "thêm" vào vùng lựa chọn

Giữ phím Alt và kéo Selection Marquee khi một vùng lựa chọn khác đang hiển thị sẽ "bớt" đi ở vùng lựa chọn

Giữ phím Alt và kéo Selection Marquee vùng lựa chọn của bạn sẽ mở rộng ra từ nơi mà bạn nháy chuột đầu tiên

Bạn có thể kết hợp 2 phím Shift và Alt để tạo một sự lựa chọn kéo ra từ tâm và "thẳng".

Bạn
có thể kết hợp 2 phím Shift và Alt khi một vùng lựa chọn khác đang hiển
thị sẽ tạo ra một vùng lựa chọn giao nhau (Vùng mà ở đó hai vùng lựa
chọn chồng lên nhau)

Để định vị lại vùng lựa chọn trong khi
bạn đang vẽ nó, giữ phím Spacebar. Miễn là phím Spacebar được giữ bạn
có thể di chuyển vùng lựa chọn, khi bạn thôi không giữ phím Spacebar
nữa, bạn có thể tiếp tục công việc chọn. Vùng lựa chọn sẽ không được
thiết lập cho đến khi bạn buông chuột.

Bạn có thể di chuyển
vùng lựa chọn sau khi bạn đã thiết lập nó bằng cách di chuyển con trỏ
vào trong vùng lựa chọn miễn là công cụ Marquee Tool đang được kích
hoạt. Con trỏ của bạn sẽ trông như thế này sau đó bạn có thể nhấp và
kéo vùng lựa chọn đến vị trí mới. Bạn cũng có thể dùng mũi tên trên bàn
phím để di chuyển nó.

Ctrl-A Lựa chòn toàn bộ bức ảnh

Ctrl-D hủy bỏ vùng lựa chọn.

Shift-Ctrl-I Xác nhận vùng lựa chọn.

Ctrl-H Giấu vùng lựa chọn nhưng vẫn xác nhận nó.

Chú ý Version 6.0+

Trong
PTS 6+, bạn cũng có thể chọn add/ subtract/ intersect từ tổ hợp nút
trên Option Bar 6 . Hơn nữa lệnh tắt Ctrl-H trong PTS 6 còn là lệnh gõ
tắt của một số lệnh khác, cho nên bạn phải gõ ít nhất 2 lần để vùng lựa
chọn bị giấu đi.


2. Lasso và Wand Tool Selection

Trong
phần này chúng ta sẽ học cách sử dụng ba công cụ lasso tools. Lệnh tắt
cho công cụ Lasso Tool là L và Shift-L sẽ thay đổi giữa ba công cụ
Lasso Tool

Công cụ lasso Tool bình thường cho phép bạn tạo
vùng lựa chọn "bằng tay". Chỉ việc nhấp và kéo để vẽ vùng lựa chọn. Khi
bạn buông chuột vùng lựa chọn sẽ tự động đóng lại, tạo ra một đường
thẳng nối điểm đầu và điểm cuối với nhau. Lệnh tắt để "thêm" và "bớt"
vùng lựa chọn giống như Marquee Tool. Dưới đây là một số lệnh bổ sung
cho Lasso Tool.

Nếu bạn muốn vẽ một đường thẳng với Lasso Tool, hãy giữ phím Alt và tạo một loạt những chấm đơn thay vì kéo.

Bạn
có thể thay đổi giữa công cụ "vẽ tay" và "đường thẳng" bằng cách giữ
phím Alt trong khi bạn vẽ vùng lựa chọn. Cái này hơi rắc rối một chút,
bạn phải chắc rằng bạn nhấp hoặc thả phím Alt trong khi bạn phải giữ
chuột nếu không vùng lựa chọn sẽ đóng lại.

Bạn có thể giữ phím Delete để xoá đi nét vẽ gần nhất.

Công
cụ Polygonal Lasso được dùng để vẽ vùng lựa chọn bằng đường thẳng. Bạn
có thể dùng công cụ Polygonal Lasso như là công cụ Lasso bình thường
bằng cách giữ phím Alt để vẽ sự lựa chọn bằng công cụ Freehand. Một sự
khác biệt giữa công cụ Polygonal Lasso là bạn có thể dùng phím Shift để
tạo một đường thẳng 45 độ. Nếu bạn vẽ một đường thẳng bạn có thể nhấn
phím Delete bất cứ lúc nào để xoá đi nét vẽ cuối cùng. Muốn xoá đi bao
nhiêu nét vẽ, chỉ việc nhấn tưng đấy lần Delete.

Nếu bạn dùng
công cụ Polygonal lasso tool để tạo một vùng lựa chọn "bằng tay" bạn có
thể giữ phím Delete để xoá đường thẳng đó từ từ. Cách này cũng hơi phức
tạp một chút, vì bạn đã nhấn phim Alt xuống rồi để vẽ "bằng tay". Điều
mà bạn phải làm là bỏ chọn phím Alt và giữ phím Deleete. Và bạn có thể
xoá bao nhiêu tuỳ thích, bạn có thể quay lại để giữ phím Alt để tiếp
tục việc lựa chọn bằng công cụ Freehand.

Công cụ Magnetic
Lasso Tool có công dụng tương tự như công cụ Lasso Tool khác, nhưng nó
có một tính năng đặc biệt là có thể "men theo" vùng tương phản và nó sẽ
"dính" vào viền của mô hình mà bạn đang lựa chọn. Chính bởi vì tính
năng đặc biệt này, cho nên Magnetic Lasso tool có nhiều tuỳ biến hơn
những công cụ Lasso khác. Những tính năng này bạn sẽ gặp ở những bài
tập tiếp theo.

Bạn có thể tạm thời đổi sang công cụ Lasso Tool
thông thường khi đang sử dụng công cụ Magnetic Lasso bằng cách giữ phím
Alt và kéo. Hoặc bạn có thể tạm thời đổi sang Polygonal Lasso Tool bằng
cách nhấn phím Alt và nhấp. Phím Delete cho phép bạn xoá các điểm. Sau
đây là những lệnh gõ tắt mà chưa được nói tới:


Bạn có thể điều chỉnh độ rộng của Lasso khi bạn vẽ bằng cách sử dụng mũi tên trên bàn phím hoặc phím [ và ]

Bạn có thể điều chỉnh tần số khi bạn đang vẽ bằng cách sử dụng dấu ; (chấm phẩy) hoặc dấu ' (dấu móc lửng)

Bạn có thể điều chỉnh viền tương phản khi bạn vẽ bằng cách sử dụng dấu , (dấu phẩy) và dấu . (dấu chấm)

Đóng
vùng lựa chọn với công cụ Polygonal Lasso và Magnetic Lasso có một chút
khác biệt với công cụ Freehand Lasso tool. Với công cụ này có 2 cách để
đóng vùng lựa chọn

Nếu bạn di chuyển con trỏ trong vòng vài
pixel ở điểm khởi đầu, bạn sẽ thấy một vòng tròn nhỏ xuất hiện bên cạnh
con trỏ điều đó có nghĩa rằng khi bạn nhấp chuột một lần, vùng lựa chọn
sẽ đóng.

Nếu bạn không ở gần điểm xuất phat và bạn muốn đống vùng lựa chọn bạn phải nháy kép.
-
Nếu bạn sử dụng Polygonal hoặc Magnetic Lasso Tool với phím Alt để tạo
vùng lựa chọn bằng tay, bạn phải nhả phím Alt ra trước và rồi sau đó
nháy kép để đóng vùng lựa chọn.

Cuối cùng nhưng không kém phần
"long trọng" là công cụ Magic Want Tool. Công cụ Magic Wand tạo vùng
lựa chọn dựa trên điểm tương đồng về màu sắc. Lệnh gõ tắt cho công cụ
này là W.

Trên thanh Option Bar hộp kiểm Tolerance kiểm soát
phạm vi của màu được lựa chọch và có phạm vi từ 0 đến 255. Để lựa chọn
một phạm vi nhỏ của màu hãy điền một số nhỏ vào ô và ngược lại.

Hộp
kiểm Use all Layers cho phép bạn lựa chọn dựa trên dữ liệu từ tất cả
layer nhìn thấy (chúng ta sẽ học về layer trong những bài sau)

Khi
hộp kiểm Contiguous được chọn, vùng lựa chọn chỉ bao gồm những pixel
gần kề của phạm vi màu tương tự. Nếu bạn muốn chọn tất cả các vùng của
màu cùng một lúc bạn phải bỏ dấu kiểm ở Contiguous.

Cũng như các công cụ lựa chọn khác bạn có thể dùng phím Shift để "thêm" vào vùng lựa chọn, Alt để "bớt".

3. Thực hành với Marquee Selection

Bây giờ bạn học được cũng kha khá rồi! hãy thực tập bằng cách tạo một số hình cơ bản với công cụ Selection.

Bắt đầu bằng việc mở một New document (File > New) 400x400 Pixels, nền trắng.

Với những bài thực hành này chúng ta sẽ tạo những hình cơ bản bằng cách fill vùng lựa chọn.

Để
fill = tô (chúng ta coi như là thế) vùng lựa chọn với màu nền
(background) bạn dùng tổ hợp phím Ctrl-Spacebar+Delete. Tô với nền
trước dùng Alt-Spacebar+Delete.

Cho hình đầu tiên bạn vẽ một ô vuông, và "bớt" một vòng tròn ở giữa sau đó tô nó màu đen.
Sử dụng Polygonal Lasso để tạo một hình lục giác (đừng quên phím Shift giúp bạn tạo một đường thẳng)

Sau đó xác nhận vùng lựa chọn (Shift-Ctrl+I) và tô với màu trắng. Bởi vì chỉ là thực tập, cho nên hình cũng chỉ tương đối thôi.

Bạn
vào View menu và chọn chế độ hiển thị thước kẻ (Ruler) hoặc nhấn tổ hợp
phím Ctrl+R. Hiển thị chế độ ô kẻ (grid) cũng từ View menu hoặc Ctrl -.
Nháy kép vào thước kẻ và đổi đơn vị thành Pixels. Chọn Next và cài đặt
ô kẻ ở mỗi 50 pixel với 5 Subdivisions. Xem hình minh hoạ



Sử dụng Grid để giúp bạn vẽ một hình tam giác cân đối





Thêm
một hình vuông để tạo ra hình ngôi nhà, sau đó sử dụng tiếp công cụ
Rectangular Tool để tạo ra cửa sổ và cửa chính. Với Single Row Marquee
bạn có thể thêm vào một dòng để hình thành cạnh đáy cho ngôi nhà.

Bây giờ bạn hãy thử tạo ra một hình bán nguyệt và một cái cây bên cạnh xem nào?

Sau đó sử dụng Magic Wand kết hợp với những công cụ khác để thay đổi màu của ngôi nhà.

source: Bá tước Monte Cristo
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:22 pm

4. Selection menu command - Lệnh chọn menu.

Chúng ta đã biết những lệnh gõ tắt sau:
Chọn tất cả = Ctrl - A
Bỏ chọn = Ctrl - D
Chọn lại = Shift-Ctrl-D
Xác nhận vùng chọn = Shift-Ctrl-I

Lệnh
Feather cho phép bạn làm dịu hoặc mờ (Soften hoặc Blur) cạnh của vùng
lựa chọn băng một giá trị pixel cụ thể. Bạn có thể tự thực hành với tấm
hình của bạn để tạo ra hiệu ứng như hình bên.


Tạo ra một vùng lựa chọn Oval

Giá trị Feather là 10-20 Pixels

Thiết lập vùng lựa chọn (Shift-Ctrl-I)

Tô nó với màu của background

Lệnh
Feather thường được dung khi bạn chỉ muốn làm mờ vùng lựa chọn một vài
pixels, nhưng trong hầu hết trường hợp bạn cần đến nhiều kỹ năng hơn.
Chúng ta sẽ bàn đến những sự lựa chọn tốt hơn khi học đến Quick Mask
Mode.

Tiếp đến là lệnh Modify ở menu phụ nó bao gồm lệnh Border, Smoth, Expand và Contract.

Border:
Nếu bạn đã có một vùng lựa chọn từ trước thì Border tạo khung cho vùng
lựa chọn đấy. Border có thể có kích thước từ 1 cho đến 64 pixel. Hãy
xem ví dụ ở dưới khi một hình tròn được đổi thành một vùng lựa chọn có
đường biên là 10 Pixel


Vùng lựa chọn ban đầu

Đổi thành vùng lựa chọn có đường biên là 10 Pixel.
Bạn sẽ rất ít khi dùng đến lệnh này, bởi vì khi bạn tô màu cho nó, bạn sẽ thấy hình bị nhoè


Khi
bạn muốn vùng lựa chọn được sắc nét bạn nên dùng lệnh Stroke. Nếu bạn
quay lại nhưng thao tác trước khi chúng ta dùng lệnh Border trong
History Palette, bạn có thể chọn Edit > Stroke.



Định dạng chiều rộng và vị trí của Stroke, bạn sẽ có một đường viên sắc nét như hình bên.

Lệnh
Smooth làm mềm mại tất cả những điểm góc cạnh trong vùng lựa chọn của
bạn. Trong ví dụ dưới đây, hình thứ nhất là tôi vẽ từ công cụ bằng tay
với công cụ Lasso Tool đã được áp dụng chế độ Stroke. Hình thứ hai cũng
giống như hình một, nhưng dùng lệnh Smooth với bán kính là 10. Với hình
cuối cùng, tôi lại áp dụng lần nữa lệnh Smooth và vẫn với bán kính bằng
10.


Bạn hãy tự thực hành đi. Hãy nhớ rằng bạn có thể Stroke một vùng lựa chọn và di chuyển nó bằng cách nhấp vào trong nó và kéo.

Expand
gia tăng độ rộng của vùng lựa chọn bằng một giá trị pixel cụ thể,
Contract làm giảm vùng lựa chọn với một giá trị cụ thể.

ban đầu

Expand 10 pixels

Contract 10 pixels



Lệnh
Grow mở rộng vùng lựa chọn bao gồm những vùng phụ cận mà có màu giông
nhau tại vùng lựa chọn hiện tại. Lệnh Similar gia tăng vùng lựa chọn
bao gồm vùng không phụ cận mà có cùng tông màu. Trong ví dụ ở dưới, đầu
tiên tôi dùng Lasso Selection bên trong chiếc lá.


Sử dụng lệnh Grow, vùng lưa chọn mở rộng ra toàn bộ chiếc là như trong hình.


Sử dụng Similar, vùng lựa chọn mở rộng cho đến khi bao trùm cả hai lá.


Cách
này tương tự với Contiguous option của Magic Wand tool. Grow tương
đương khi hộp kiểm Contiguous được đánh dấu, và Similar tương đương khi
Contiguous không được chọn
[Quay về đầu trang]



5. Transform Selection

Lệnh Transform Selection cho phép bạn có nhiều quyền kiểm soát với vùng lựa chọn hơn.

Khi
bạn kích hoạt lệnh Transsform Selection, sẽ có một vùng bao quanh lấy
vùng lựa chọn như hình, hình này cũng giống như khi bạn dùng Crop Tool
vậy. Bạn cũng có thể kéo và dãn vùng lựa chọn đó nhờ vào các ô vuông
nhở dọc hai bên. Sau đây là những lệnh gõ tắt, bạn cũng nên vừa đọc vừa
làm theo ví dụ, vì diễn đạt bằng lời đã khó, chuyển ngôn còn khó hơn.



Giữ phím Ctlr và kéo ô vuông ở giữa các đường biên cho phép bạn làm "lệch" hình.

Giữ phím Ctrl và kéo ở góc cho phép bạn chỉ làm "méo" hình ở góc bị kéo

Giữ phím Alt và kéo ở góc sẽ định dạng kích cỡ của hình vào trung tâm

Giữ phím Alt và kéo ở một cạnh sẽ thiết lập Transform ở cả hai cạnh.

Phím Shift có thể kết hợp với các phím khác để luôn được một đường thẳng.

Bạn
có thể xoay vùng lựa chọn bằng cách di chuyển con chuột ra ngoài vùng
lựa chọn và con trỏ sẽ biến thành một mũi tên cong, lúc đó bạn có thể
xoay vùng lựa chọn.

Bạn có thể "lật" vùng lựa chọn bằng cách kéo từ cạnh này qua cạnh kia.

Để thiết lập Transformation, nháy kép vào trong vùng lựa chọn

Bỏ Transformation nhấn phím ESC

Bạn
có thể truy nhập thêm những lệnh Transformation băng cách nháy chuột
phải vào trong vùng lựa chọn sẽ có một menu hiện ra. Menu này cho phép
bạn điền giá trị số để định nghĩa vùng lựa chọn.

Chú ý Version 6.0

Ở PTS 6 bạn có thể điền giá trị số trên thanh Option bar.





Thực tập với lệnh Transformation bằng cách tạo ra những hình tương tự như sau.

Practice transforming selections to make the following shapes:





[Quay về đầu trang]

6. Quick Mask

Chúng
ta tiếp tục bài học với Quick Mask Mode và Alpha channels. Lý do để
chúng ta học cùng một lúc hai lệnh trong một mục là vì hai lệnh này rất
giống nhau. Sau này khi bạn học đến Layer, những nguyên lý sau có thể
áp dụng để làm việc với Layer Mask và điều chỉnh Layer.

Thực
chất lệnh Mask hoặc Alpha Channel là một cách trực quan hơn để thể hiện
vùng lựa chọn. Trong các bài trước chúng ta đã sử dụng lệnh Feather
trong vùng lựa chọn để tao ra hiệu ứng làm mờ đường viền. Bạn có thể
thêm giá trị số để kiểm soát, tuy nhiên bạn không thể nhìn thấy kết quả
cho đến khi bạn xoá layer background

Chúng ta hãy học lệnh
Quick Mask bằng cách tạo hiệu ứng mờ đường biên bằng một cách khác. Mở
một file ảnh và tạo một vùng lựa chọn hình Elip.

Nút Quick
Mask được đặt ở trong hộp công cụ Tool Box. Lệnh gõ tắt cho nó là Q, và
nó có thể được dùng để tắt hoặc mở Quick Mask Mode.

Sau khi
bạn đã tạo được hình Elip, nhấn phím Q để chuyển sang Quick Mask Mode.
Vùng không được lựa chọn sẽ là vùng nhìn thấy được qua vùng màu đỏ.

Vùng
màu đỏ thể hiện "mask". Bây giờ chúng ta muốn tạo hiệu ứng làm mờ đường
biên. Chọn Filter > Blur > Gaussian Blur. Bạn có thể phải nhấp và
kéo ở ô xem trước để thấy được đường biên của file ảnh. Tuy nhiên, ban
có thể đánh dấu vào hộp kiểm Preview để xem trước những thay đổi.

Bởi vì chúng ta kích hoạt lệnh Quick Mask trước khi dùn lệnh Gaussian Blur, cho nên hiệu ứng chỉ áp dụng cho phần Mask



Bây giờ bạn hãy kéo thanh trượt Radius lên trong khoảng từ 10-20 pixel và quan sát Quick Mask

Chọn Ok để đóng hộp thoại Gaussian Blur lại.

Nhấn phím Q để thoát khỏi Quick Mask Mode.

Thiết
lập vùng lựa chọn, và tô với màu trắng. (Fill = Tô; bạn còn nhớ lệnh
Fill không? nếu nền trước là màu trắng thì nhấn Altl-Backspace-Del, còn
nếu nền sau là trắng thì Ctrl-Backspace-Del)

Sau khi làm xong
bạn có thể nghĩ sao phải rắc rối thế, vì lệnh Feather cũng cho kết quả
tương tự mà còn nhanh hơn nhiều. Nhưng lệnh Quick Mask hữu dụng ở chỗ
bạn có thể xem trước hiệu ứng Blur sẽ tác động đến file ảnh như thế nào
trước khi quyết định thiết lập.

Sau đây là một số tuỳ biến của lệnh Quick Mask

Nếu bạn nháy kép vào nút Quick Mask trong hộp Tool Box bạn có thể thay đổi tuỳ biến của nó.

Nếu
bạn muốn thay đổi màu của Mask bạn có thể thay đổi nó ở đây. Nếu màu
mặc định không thích hợp với file ảnh của bạn, ví dụ như là trùng màu,
bạn có thể nháy vào ô màu và đổi màu cho nó. Cuối cùng bạn có thể điều
chình Opacity của nó.



Một số mẹo nhỏ về Quick Mask
Quay
lại file ảnh của bạn nếu Quick Mask vẫn còn hiển thị thì ở Layer
Palette thì chuyển nó sang chế độ Channels (nếu không hiển thị Quick
Mask bạn phải tạo ra một vùng Quick Mask như hướng dẫn ở trên).

Khi bạn ở chế độ Channels, do mặc định nó sẽ hiện thị dưới dạng màu xám do 3 màu cơ bản là: đỏ, xanh lá cây và xanh.



Bạn
sẽ thấy ở channel thứ 5 trong Channel Palette có tên là Quick Mask.
Quick Mask thực chất là một Alpha Channel tạm thời. Alpha channel là
một vùng lựa chọn đã được lưu lại. Bất cứ thay đổi nào trong Quick Mask
mode đều có thể được thể hiện trong Alpha Channel và ngược lại. Một
điều khác biệt duy nhất là Alpha Channel sẽ trở thành một phần của file
ảnh của bạn và Quick Mask sẽ bị mất ngay sau khi bạn thoát khỏi Quick
Mask mode và bỏ chọn.

Bất cứ sự thay đổi nào mà có thể áp dụng
cho file ảnh trắng đen đều có thể được áp dụng cho Quick Mask hoặc
Alpha Channel. Bạn có thể vẽ vào nó, áp dụng đường cong và những mức độ
điều chỉnh, thậm chí sử dụng những công cụ lựa chọn khác với Quick Mask
Mode. Chúng ta đã sử dụng một số lệnh Filter, và sau này bạn sẽ thấy có
rất nhiều hiệu ứng trong Filter có thể được sử dụng trong Quick Mask để
tạo ra những hiệu ứng hấp dẫn. Lệnh thiết lập Quick Mask là Ctrl-I

Bạn
có thể nhận thấy rằng khi bạn bật chế độ Quick Mask, nền trước và nền
sau sẽ tự động chuyển thành màu mặc định là trắng và đen (đừng lo!
những màu mà bạn chọn trước đây vẫn còn đó khi bạn thoát khỏi Quick
Mask mode). Lý do của việc này là Mask thực tế là sự thể hiện dưới dạng
trắng đen của vùng lựa chọn. Khi bạn quan sát Quick Mask trong Channel
Palette, vùng màu đen thể hiện những gì mà nó hoàn toàn bị che phủ và
vùng màu trắng thể hiện chỗ đó không được che phủ (đây sẽ là vùng được
chọn khi bạn thoát khỏi Quick Mask). Dĩ nhiên bạn cũng có thể chọn từng
phần một và nó sẽ được thể hiện bởi một màu xám. Khi bạn vẽ trên chế độ
Mask, màu Đen sẽ xoá Mask và màu Trắng thì thêm vào Mask.

Không có gì bằng thực hành, cho nên ví dụ sau đây sẽ thể hiện rõ hơn.

Mở một file ảnh

Nhấn phím Q để bật Quick Mask Mode, và sau đó nhấn tổ hợp phím Alt-Backspace-Del để Fill với màu đen.

Vào Filter > Render > Clouds

Quan sát hình nhỏ trong Channel Palette và bạn sẽ thấy nó được tô bởi một màu xám

Chọn
con mắt nhỏ bên cạnh RGB channel ở trên cùng của Palette và bạn sẽ thấy
Quick Mask là màu xám. Chọn lại con mắt để quay về chế độ ban đầu.

Thoát khỏi chế độ Quick mask. Vùng lựa chọn Selection Marquee chỉ là một đường chấm chấm chẳng nói cho bạn biết điều gì!

Nhấn
tổ hợp phím Alt-Backspace-Del (hoặc Ctrl-Backspace-Del, phụ thuộc vào
nền trước và sau của bạn) để tô vùng đó với màu trắng và file ảnh của
bạn sẽ có một giao diện "um khói". Vùng tối nhất chỉ cho bạn thấy những
thay đổi lớn nhất và vùng sáng hơn là thay đổi ít hơn.

Nếu bạn
thích làm việc với Quick Mask bằng cách sử dụng Selection Tool, bạn có
thể Duplicate ở trong Select Menu bằng cách chọn Quick Mask Mode và sử
dụng những Filter và lệnh khác của PTS. Sau đây là Quick Mask tương
đương với một số tuỳ biến trong Select Menu.

Expand có thể được tạo bởi Filter > Other > Minimum

Contrast được tạo bởi Filter > Other > Maximum

Feather được tạo bởi Filter > Blur > Gaussian Blur (thử với Motion Blur hoặc Radial Blur để có những hiệu ứng khác nhau)

Invert được tạo bởi Image > Adjust > Invert hoặc Ctrl - I

Border (đường biên) được tạo bởi Filter > Sketch > Photocopy. (Thử với thanh trượt)

Sau
khi thiết lập Select > Border, bạn có thể đổi sang Quick Mask và sử
dụng Image > Adjust > Level để tạo đường biên thật sắc nét. Bạn
có thể dùng lệnh này để biến những đường biên bị Feathered thành đường
biên sắc nét.

Và dĩ nhiên bạn có thể tạo những vùng lựa chọn "tự do" bằng cách sử dụng công cụ Painting trong Quick Mask Mode

|Quay về đầu trang|


Source: Bá tước Monte Cristo
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:25 pm

7. Alpha Channel và Channel Palette.

Bất cứ lúc nào bạn muốn sử
dụng lại một vùng lựa chọn, bạn nên lưu nó lại ở Alpha Channel. Để làm
điều này, bạn tạo một vùng lựa chọn, chọn Select > Save Selection và
một hộp thoại sẽ xuất hiện



Với chế độ mặc định vùng
lựa chọn sẽ được lưu lại với tài liệu hiện thời, nhưng bạn có thể kéo
thanh cuộn để tạo một tài liệu mới từ vùng lựa chọn. Trong hầu hết các
trường hợp bạn sẽ lưu vùng lựa chọn vào tài liệu hiẹn thời. Trong ô
Name bạn có thể đặt tên cho vùng lựa chọn để sau này khi bạn muốn
Reload còn nhớ được "cái mặt" của nó

Bạn cũng có thể thêm, bớt
hoặc giao nhau với vùng lựa chọn với một Alpha Channel được mở từ
trước. Hoặc bạn cũng có thể tạo một channel mới.

Một file ảnh
có thể có tối đa là 24 channels, bao gồm tất cả các kênh màu. Những
kênh Alpha này được lưu lại khi bạn lưu hoặc đóng hoặc mở file ảnh,
nhưng chỉ khi file ảnh được save dưới định dạng mà nó hỗ trợ. Những
định dạng này bao gồm những định dạng của PTS như PSD, PDF, PICT, TIFF
và RAW.

Vùng lựa chọn được lưu lại xuất hiện ở Channel
Palette. Để load vùng lưu lại này bạn vào Select > Load Selection.
Nếu tài liệu của bạn bao gồm hơn một Alpha Channels bạn phải chọn file
mà bạn muốn từ menu thả xuống. Bạn có thể thiết lập vùng lưạ chọn khi
bạn Load nó. Nếu bạn đã có một vùng lựa chọn bạn có thể dùng tuỳ biến
Operation để thêm, bớt hoặc giao nhau.

Bạn cũng có thể làm
việc với vùng lựa chọn được lưu lại thông qua Channel Palette. Bạn hãy
lưu lại một số vùng lựa chọn để bạn có thể theo dõi khi chúng ta bàn về
Channel Palette. Để xem channel trong chế độ hiển thị trắng đen, nháy
vào "channel" trên Channel Palette. Để xem vùng lựa chọn xuyên qua một
file ảnh đang được thể hiện, nháy vào con mắt bên cạnh RGB và con mắt
bên cạnh hình nhỏ của channel mà bạn muốn nhìn qua.

Khi một
channel được chọn trong Channel Palette, bất cứ những thao tác nào của
bạn sẽ chỉ được thể hiện ở Channel, tương tự như khi bạn trong Quick
Mask mode. Nháy đúp vào Channel để mở tuỳ biến của nó và nó cho phép
bạn đặt lại tên một channel. Ở bên phía ngoài cùng bên phải của hình
nhỏ, bạn sẽ thấy lệnh gõ tắt để chọn một channel cụ thể. Bạn nên nhớ
lệnh gõ tắt Ctrl-~ để chọn RGB.

Bạn cũng sẽ thây một dãy nút ở
dưới cùng của Channel Palette. Những nút này cho phép bạn load một
channel như là vùng lựa chọn, lưu một vùng lựa chọn như là một channel,
tạo một channel trống, và xoá chaannel. Nếu bạn muốn hộp thoại xuất
hiện để bạn đặt tên cho vùng lựa chọn khi bạn sử dụng chế độ nút để lưu
vùng lựa chọn, giữ phím Alt khi bạn muốn nháy vào nút. Để tạo ra một
Alpha channel mới dựa trên một channel đã có, kéo bất cứ channel nào
vào nút "create new channel". Một nhân bản của channel đó sẽ xuất hiện
mà bạn có thể sửa chữa. Giữ phím Alt để mở hộp thoại. Để xoa một
channel, kéo và thả nó vào nút có biểu tượng thùng rác.

[Quay về đầu trang]

8. Thực hành với Quick Mask và Alpha Channel

Sau đây là một vài bài thực hành để giúp bạn hiểu rõ thêm về Quick Mask mode và Alpha Channels.

Bài 1: Rounded Rectangle - Hình vuông được làm tròn các góc

Mở một file mới 100x200 Pixel

Tạo một vùng lựa chọn bằng công cụ Rectangular Selection

Bật Quick Mask mode (Q)

Filter > Blur Gaussian Blur

10 pixel radius

Image > Adjust > Levels

Kéo thanh trượt trắng và đen về phía giữa như hình



Roài! một vùng lựa chọn được làm tròn góc






Bài 2: Tạo một hình mờ dần


Mở một file ảnh

Bật chế độ Quick Mask Mode

Chọn Linear Gradient tool

Thiết lập Gradient option là Foreground to Background

Nhấp và kéo để tô vùng Mask với Gradient (giữ phím Shift)

Thoát
khỏi Quick Mask Mode. (Chú ý Marquee Selection sẽ xuất hiện bởi vì nếu
file hình được chọn một nửa. Điều này là do Marquee chỉ xuất hiện khi
có hơn 50% pixel được chọn).

Nhấn phím D để định dạng lại màu mặc định

Nhấn tổ hợp phím Ctrl-Spacebar-Del hoặc Backspace.

Bài 3: Kết hợp giữa Selection tool và Quick Mask để lựa chọn nhanh hơn.



Lựu lại hình bông hoa vào máy hình này.


Sử dụng Magic Wand với Tolerance khoảng 100 và nháy chuột vào vùng cách hoa màu vàng.

Hầu hết phần cánh hoa sẽ được lựa chọn. Nếu bạn thích có thể chọn Select > Similar để chọn thêm phần cánh hoa.

Bật Quick Mask mode

Tạo vùng lựa chọn ở phần nhuỵ hoa sau đó loại bỏ Mask bằng cách tô cho nó màu trắng. Backspace hoặc Ctrl-Spacebar-Del

Thoát khỏi Quick Mask Mode

Ctrl-Shift-I

Tô tiếp với màu trắng.

Bài 4: Tạo đường viền


Mở một file ảnh.

Tạo vùng lựa chọn Rectangular nhỏ hơn toàn bộ ảnh một chút kể từ đường biên.

Bật Quick Mask Mode

Filter > Brush Strocke > Spatter

Điều
chỉnh cửa sổ xem trước để bạn nhìn thấy đường biên của Mask và điều
chỉnh thanh trượt đến khi bạn thấy hài lòng với hiệu ứng. Tôi dùng
Radius là 20 và Smoothness là 4.

Ctrl-I (đảo nghịch Quick Mask)

Thoát khỏi Quick Mask

Tô với màu trắng

Hãy thử tương tự với những hiệu ứng sau đây.

Filter > Distort > Ripple

Filter > Distort > Glass

Filter > Distort > Ocean Ripple

Filter > Artistic > Underpainting

Filter > Blur > Gaussian Blur (10-20 pixels) followed by Filter > Pixelate > Color Halftone

Filter > Blur > Gaussian Blur (10-20 pixels) followed by Filter > Pixelate > Crystallize

Filter > Blur > Gaussian Blur (10-20 pixels) followed by Filter > Pixelate > Crystallize

Filter > Blur > Gaussian Blur (10-20 pixels) followed by Filter > Pixelate > Mosaic (10)

Filter > Sketch > Torn Edges

Filter > Sketch > Water Paper

Filter > Stylize > Diffuse (apply multiple times)

Filter > Blur > Gaussian Blur (10-20 pixels) followed by Image > Adjust > Poserize (5-10)
Source: Bá tước Monte Crito
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:27 pm

Chương 6: Layer và Blend Mode
------------------------------------------
1. Khái quát về Layer

Cho
đến lúc này mọi thứ chúng ta thực hành đều được thao tác trên
Background Layer. Có thể bạn nhận ra rằng làm việc với Background layer
rất không thú vị. Bất cứ thao tác nào bạn tiến hành trên Background
Layer đều thay đổi đơn vị Pixel của Background và cách duy nhất để Undo
là sử dụng History Palette. Khi bạn biết thêm về layer trong PTS, một
kỷ nguyên mới của PTS đang mở ra vơi bạn. Vậy! Layer là cái gì?

Bạn
có thể tưởng tượng rằng mỗi Layer trong một tài liệu như là một tấm
phim trong suốt. Khi bạn vẽ lên bất kỳ một tấm phim nào, bạn vẫn có thể
nhìn xuyên qua những vùng chưa được vẽ của tấm phim đó. Khi bạn chồng
các tấm phim lên nhau, vùng được vẽ của tấm phim thấp hơn vẫn được thể
hiện xuyên qua vùng trong suốt của tấm phim ở trên nó. Trong PTS, Layer
trong suốt được thể hiện dưới dạng các ô kẻ ca rô trắng và xám (trừ khi
file ảnh của bạn chứa Background). Vùng kẻ carô đó không phải là một
phần của văn bản, nó chỉ có tác dụng chỉ cho bạn biết đó là vùng trong
suốt.

Hình bên thể hiện 3 layer chồng lên nhau. Hình ngôi sao,
con bướm và con cá là nội dung của mỗi layer. Bạn có thể nhìn thấy bằng
trực giác rằng con cá ở dưới cùng, con bướm ở giữa và ngôi sao ở trên
cùng. PTS chỉ xử lý riêng biệt từng layer, do vậy bất cứ một thao tác
trên layer nào, chỉ có tác dụng trên layer đó.

Khi
bạn mở một file ảnh kỹ thuật số trong PTS, thông thường file ảnh đó
được mở với chỉ một Background Layer. Background là một layer đặc biệt,
nó không trong suốt và luôn nằm ở dưới cùng của các layer khác. Khi bạn
chồng một layer khác lên trên layer background, layer background sẽ thể
hiện những vùng chưa được bao phủ của layer nằm trên nó. Layer
background có thể được chuyển thành một layer bình thường bằng cách
nháy đúp vào tên của nó trong Layer Palette. Bạn có thể đặt tên mới cho
nó hoặc dùng tên mặc định bởi PTS. Đặt tên cho một layer là một thói
quen nên được học, bởi vì nó giúp bạn xác định được các layer trong
Layer Palette dễ dàng hơn.

Trong PTS, bạn sử dụng Layer
Palette để quản lý những layer trong tài liệu. Bên phải là hình minh
hoạ của Layer Palette cho ví dụ ở trên.

Bạn sẽ sớm nhận ra
rằng Layer Palette là một trong những thành phần được dùng nhiều nhất
trong giao diện của PTS. Thực tế, bạn có thể sắp xếp lại Layer Palette
của bạn để tạo ra thêm khoảng trông cho nó. Cá nhân tôi, tôi luôn thu
nhỏ những Palette ít được dùng xuống cuối cùng của màn hình, để lại chỗ
trống cho History Palette và Layer Palette.

Layer Palette hiển
thị thứ tự của các layer trong tài liệu của bạn dưới dạng những hình
thu nhỏ để giúp bạn xác định những layer dễ dàng hơn. Như đã nói từ
trước, bạn chỉ có thể thao tác từng layer một. Layer đang được kích
hoạt sẽ có màu xanh như hình dưới.



Hơn nữa, layer đang
kích hoạt sẽ có thêm một biểu tượng "paintbrush" ở bên trái của hình
thu nhỏ. Nháy kép vào layer trong Layer Palette cho phép bạn truy nhập
Layer Style. Bạn có thể đổi tên cho Layer bằng cách nháy kép vào layer
đó.

Bên cạnh Paintbrush của mỗi layer là một hình con mắt nhỏ
. Nhấp vào biểu tượng này cho phép bạn tắt hoặc mở layer, bằng cách này
bạn có thể tạm thời ẩn một layer đi nếu bạn muốn. Dấu một layer cũng
không chế không cho in layer đó. Bạn có thể dễ dàng ẩn hoặc hiện vài
layer trong một hàng bằng cách nháy vào những biểu tượng con mắt của
từng layer. Để dấu tất cả các layer chỉ trừ một, bạn có thể giữ phím
Alt và nhấp chuột vào con mắt của layer mà bạn muốn giữ.

Mặc
dù bạn chỉ có thể thao tác trên từng layer một, nhưng có một số cách mà
có thể thao tác trên một vài layer. Ví dụ, di chuyển layer, copy layer
giữa các tài liệu và căn chỉnh layer. Để thao tác những lệnh này, bạn
cần phải link các layer mà bạn muốn làm việc với.

Để link vài
layer với một layer đang được kích hoạt, bạn phải nhấp chuột vào ô
vuông thư hai (giữa biểu tượng con mắt và hình thu nhỏ). Một biểu tượng
link sẽ xuất hiện trong ô vuông đó để cho thấy rằng layer đó được link.
Cũng như biểu tượng con mắt, bạn có thể nhấp chuột vào từng ô của cột
để link. Để bỏ link một vài layer chỉ với một cú nhấp chuột, bạn có thể
giữ phím Alt và click vào biểu tượng Paintbrush để kích hoạt layer đó.
Chúng ta sẽ học cách di chuyển, copy và căn chỉnh layer trong những bài
học sau.


Bạn hãy nhìn vào hàng nút ở dưới cùng của Layer
Palette. Những nút này (từ trái qua) làm việc với hiệu ứng layer (layer
effect), thêm vào Layer Mask, nhóm các layer vào một tập layer (layer
set), tạo và điều chỉnh layer, tạo một layer thông thường, và xoá
layer. Bây giờ chúng ta chỉ bạn đến hai nút cuối cùng.

Nếu bạn
nhấp chuột vào nút Delete Layer, bạn sẽ được hỏi để xác nhận rằng bạn
thực sự muốn xoá nó. Nếu bạn muốn xoá một layer mà không cần xác nhận,
nhấp và kéo layer đó trong Layer Palette và thả nó vào biểu tượng thùng
rác.

Khi bạn nhấp vào nút New Layer, một layer mới được tạo ra
nằm trên layer đang được kích hoạt. Layer mới sẽ được đặt tên theo mặc
định là Layer 1, Layer 2 v.v.. Nếu bạn muốn đặt tên cho layer khi bạn
tao ra nó, giữ phím Alt khi bạn nhấn vào biểu tượng New Layer. Để tạo
ra một layer nằm ở dưới layer đang được kích hoạt, giữ phím Ctrl và
nhấp vào nút New Layer. Nếu bạn muốn cùng một lúc tạo một layer mới nằm
dưới layer đang được kích hoạt và đặt tên cho nó, kết hợp Ctrl-Alt và
nhấp vào nút tạo layer.

Để nhanh chóng tạo ra một bản sao của
một layer, kéo layer đó từ Layer Paletee và thả nó vào nút New Layer.
Layer mới được tạo ra sẽ có tên giống như Layer gốc, nhưng có thêm chữ
"copy". Nếu bạn muốn cùng một lúc sao chép và đặt tên cho nó thì giữ
phím Alt khi kéo và thả nó vào nút New Layer.

Để thay đổi vị
trí của các layer, bạn chỉ việc nhấp và kéo nó đến vị trí mà mình muốn
trong Layer Palette. Một ô vuông sẽ xuất hiện cho bạn biết nơi nào
layer sẽ được đặt khi bạn kéo chuột. Xem hình.

Bây giờ chúng ta hãy khám phá tuỳ biến của Layer Palette ở trên cùng của nó.

Để bắt đầu việc thực hành bạn nên lưu ảnh này lại để thực tập.

Với
ô Blend Mode có rất nhiều tính năng, nhưng nếu bạn là một người thích
tìm hiểu, thì tôi để lại phần đó cho bạn tìm hiểu. Vì nói ra cũng rất
trừu tượng chi bằng bạn mở một file ảnh và áp dụng từng cái một để thấy
hiệu ứng của nó. Bên cạnh ô Blend Mode là ô điều khiển chế độ Opacity
của layer. 100% opacity có nghĩa là layer đó không có tính trong suốt.
Trong ví dụ bên trái, tôi thiết lập Opacity cho ngôi sao là 50%. Chú ý
đến cách mà những layer ở dưới nó được nhìn xuyên qua. Khi bạn kéo
thanh trượt về bên trái, layer đó sẽ mờ dần cho đến khi thanh trượt về
vị trí tận cùng bạn sẽ thấy layer đó biến mất hoàn toàn.

Bạn
có thể điều chỉnh mức độ Opacity bằng thanh trượt hoặc điền giá trị số
bằng bàn phím, ví dụ 75 = 75% Opacity. Chú ý rằng thanh trượt được ẩn ở
mũi tên cạnh giá trị số, nháy vào đó một lần thanh trượt sẽ xuất hiên.

Thiết
lập chế độ Opacity là kiểm soát độ trong suốt của layer, tuy nhiên, bạn
có thể có những mức độ trong suốt khác nhau trên cùng một layer, thậm
chí ngay cả khi Layer đó được cài đặt ở mức 100% Opacity. Bạn làm bằng
cách sử dụng công cụ Painting tool, Eraser, Layer Mask v.v.. Có rất
nhiều công cụ Painting Tool trong PTS có riếng mức độ Opacity độc lập
hoàn toàn với Opacity của layer. Hy vọng là những phần trên không làm
các bạn rối trí, vì phần tối chúng ta bàn đến công dụng của
Transparency Lock và nó rất dễ gây nhầm lẫn.

Bên dưới Blend
Mode và Opacity bạn có một loạt các hộp kiểm để khoá nhiều tính năng
thao tác.Từ trái qua phải những nút khoá này có công dụng sau:

transparency, image pixels, position, and all of the above.

Bất
cứ khi nào mộ trong các khoá này được kích hoạt, bạn sẽ thấy một biểu
tượng cái khoá nhỏ xuất hiện bên phải của layer trong Layer Palette.
Khi tất cả các khoá được kíck hoạt, biểu tượng đó sẽ chuyển sang "đen
xì". Nó sẽ không cho phép bạn thay đổi gì trừ phi Background layer phải
được "nâng cấp" thành Layer.

Transparency Lock cho phép bạn
thao tác trên một layer nhưng không cho phép bạn thay đổi mức độ trong
suốt của layer đó. Cách tốt nhất để giải thích là bằng ví dụ.

Trong file ảnh mà chúng ta đang làm việc, thiết lập mức độ Opacity cho một layer bất kỳ là 50%.

Hãy lấy một màu (tôi dùng màu xanh lá cây) và Fill layer đó với màu đó.

kết quả là toàn bộ layer được tô màu và cho layer đó một mức độ Opacity là 50% xanh trong ví dụ của tôi.



Bây
giờ Undo thay đổi đó và đánh dấu vào hộp kiểm Transparency lock. Tô
layer đó với màu của bạn một lần nữa. Lần này chỉ có một layer được tô
màu, và layer này vẫn giữ nguyên giá trị Transparency mà bạn đã tô cho
nó là 50%.

Transparency lock tác động đến bất cứ loại thao tác
nào bạn làm trên một layer, bao gồm Painting, Filling và Filter. Để tự
thực hành bạn hãy thử hiệu ứng Gausian Blur, và không đánh dấu hộp kiểm
Transparency Lock. Sau đó thì Undo và làm lại lần nữa với hộp kiểm
Transparency được đánh dấu.

Transparency Lock thực chất không
khó để hiểu, nhưng nó rất dễ gây nhầm lân nếu bạn chọn nó tại một lúc
nào đó và quên là hộp kiểm đang được đánh dấu. Bất cứ khi nào bạn thấy
một công cụ nào đó không có những hiệu ứng như bình thường, bạn nên
kiểm tra xem nó hoặc bất cứ những khoá khác đang được kích hoạt hay
không trước khi .... cà cuống!

Image Pixel Lock vô hiệu hoàn
toàn công cụ Painting tool vào layer đó. Bạn vẫn có thể di chuyển và
Transform nội dung của layer, điều chỉnh mức Opacity, và thay đổi Blend
mode nhưng bạn không thể vẽ trực tiếp lên nó.

Position Lock
thì bạn tự khám phá lấy. Bạn không thể di chuyển hoặc Transform một
layer khi nó bị Position Lock, nhưng bạn vẫn có thể vẽ, áp dụng Layer
Effect và thay đổi Blend Mode

The position lock is self
explanatory. You can't move or transform a layer that has its position
locked, but you can still paint on it, apply layer effects, and change
blend modes.

Và như bạn đoán, cái cuối cùng tương đương với tất cả những cái trên khi chúng đều được chọn.

Những
PTS phiên bản trước 6.0 đều có giới hạn là 100 Layer, nhưng từ PTS 6.0
trở lên giới hạn đó không còn nữa, thực chất bạn có thể có tới 8000
layer (bao gồm layer sets và layer effect).

Layer chỉ được bảo
quản khi bạn lưu file ảnh dưới định dạng của PTS là PSD. Khi làm việc
với những file ảnh chứa nhiều layer, tốt hơn hết là bạn nên lưu 1 bản
với định dạng của PTS để sau này còn sửa chữa. Để giảm dung lượng của
một file và để cho nó tương thích với các trình xử lý ảnh khác bạn luôn
luôn cần lưu nó lại với một định dạng khác tuỳ theo mục đích sử dụng.

Trong
PTS 6.0, bạn có thể dùng Save As và file ảnh sẽ bị tự động Flatten khi
bạn chọn một định dạng khác với định dạng của PSD hoặc PDF. Một thông
báo sẽ xuất hiện để báo cho bạn biết một vài dữ liệu của bức ảnh sẽ mất
nếu một định dạng nào đó không hỗ trợ layer.

Hiện nay có một
số chương trình hỗ trợ định dạng của PTS là PSD, nhưng không phải hoàn
toàn cho nên trước khi mở định dạng của PTS trong một ứng dụng khác,
bạn nên đơn giản hoá các layer càng nhiều càng tốt. Bạn có thể Flatten
file ảnh bằng tay hoặc dùng lệnh Merge. Chúng ta sẽ học về lệnh này
trong những bài học sau.

Bạn nên chú ý rằng chế độ màu của một
file ảnh có thể tác động đến sự tương tác giữa các layer. Vì lý do này,
bất cứ khi nào bạn biến định dạng PTS từ một chế độ màu này qua chế độ
khác, bạn sẽ được thông báo là phải Flatten file ảnh trước. Bạn có thể
tiếp tục mà không cần Flatten nhưng chú ý rằng kết quả sẽ thay đổi rất
nhiều phụ thuộc vào layer effect gì và Blending Mode nào mà bạn đã sử
dụng. Dĩ nhiên nếu bạn không thích kết quả đó bạn có thể Undo những
thay đổi và Flatten file ảnh trước khi thay đổi chế độ một lần nữa.

|Quay về đầu trang|


Source: Bá tước Monte Crito
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:28 pm

2 Di chuyển, Copy và Transform layer.

Khi bạn đã bắt đầu
làm việc với Layer, một công cụ trở nên rất quan trọng đó là Move Tool.
Lệnh gõ tắt cho nó là V. Bạn có thể tạm thời chuyển sang chế độ di
chuyển dù cho bất cứ công cụ nào đang được kích hoạt bằng cách nhấn
phím Ctrl. Trường hợp ngoại lệ là Pen Tool, Hand Tool, Slice và Shape
Tool trong PTS 6+

Move tool được dùng để di chuyển nội dung
của Layer, nhưng nó cũng được sử dụng để chọn layer và copy layer. Như
tất cả các công cụ chúng ta đã từng sử dụng, có một vài tổ hợp phím có
thể thay đổi tính năng của Move Tool.

Giữ phím Shift xuống kết hợp với Move Tool sẽ giúp bạn di chuyển theo đường thẳng hoặc một góc 45 độ

Giữ phím Alt sẽ cùng một lúc copy một layer và di chuyển nó

Bạn có thể kết hợp hai phím Shift và Alt

Bạn
có thể thao tác với nội dung của layer với lệnh Free Transform. Lệnh
này làm việc cũng giống như nó làm việc với vùng lựa chọn. Khi bạn
trong chế độ Free Transform, một vùng bao quanh sẽ xuất hiện xung quanh
nội dung của layer và bạn có thể di chuyển, thay đổi tỉ lệ, xoay
chuyển, "làm méo", "làm lệch" và lật ngược nội dung của layer bằng cách
sử dụng kết hợp chuột và bàn phím. Khi layer được link, Transformation
sẽ áp dụng cho tất cả các layer, dù cho chỉ có mỗi layer đang được kích
hoạt có hộp bao quanh.

Khi bạn chọn Move tool, vùng tuỳ biến của Move tool xuất hiện
trên Option Bar.

Bạn
sẽ nhận ra một hộp kiểm cho phép ẩn hoặc hiện vùng bao quanh ở layer
được kích hoạt. Nó tạo cho vùng lựa chọn tự động dễ dàng hơn vì bạn có
thể nhìn thấy chính xác layer nào đang được kích hoạt, thậm chí khi
Layer Palette của bạn bị ẩn. Nó cũng rất thuận tiện cho bạn để chuyển
sang chế độ Free Transform, chỉ việc rê con trỏ đến một trong những
điểm của hộp bao quanh và gọi lệnh Transformation. Khi bạn chuyển sang
chế độ Free Transformation, bạn sẽ nhận thấy hộp bao quanh chuyển từ
những đường chấm chấm thành màu đen, và thanh Option Bar cho phép bạn
điền giá trị số vào để áp dụng Transformation. Để thiết lập
Transformation và thoát khỏi Transformation, nháy đúp vào hộp bao
quanh, nhấn phím Enter ở vùng bàn phím số (máy desktop) hoặc nhấn vào
dấu ttiick ở Option Bar. Để thoát khỏi chế độ Free Transform mà không
thiết lập Transform, nhấn Esc trên bàn phím hoặc dấu "X" trong Option
bar.

Từ PTS 6+ bạn sẽ nhận ra một số nút được thêm vào trên
Option Bar cho Move Tool. Những nút này sẽ là màu xám trừ khi bạn có
hơn 2 layer link với nhau.


Nếu Move Tool được kích hoạt và
bạn nháy chuột phải vào layer, bạn sẽ nhận được một menu hiện ra nó cho
phép bạn chọn các layer tại điểm của con trỏ của bạn. Hãy thử với một
file ảnh của bạn bằng cách nháy chuột phải vào bất cứ điểm nào của file
ảnh. Dĩ nhiên điều này chỉ hữu dụng khi bạn đặt tên cho từng layer một
cách logic và bạn cũng nên thành lập một thói quen đặt tên cho layer
mỗi khi tạo một layer mới.

Sau đây là một số lệnh gõ tắt:

Alt-chuột phải chọn layer ở trên cùng ngay dưới con trỏ.

Giữ
phím Alt và nhấn một trong hai phím [ và ] cho phép bạn di chuyển theo
thứ tự từ trên xuống dưới của các layer. Dấu ngoặc trái [ di chuyển
xuống, ] di chuyển lên.

Alt-shift-[ chọn layer cuối cùng

Alt-Shift-] chọn layer trên cùng.

Những lệnh này cũng có trong Layer > Arrange Submenu
Move
Tool cũng có thể được sử dụng để copy layer từ một tài liệu này sang
một tài liệu khác bằng cách kéo và thả. Bạn chỉ việc kéo một layer từ
một tài liệu này sang một tài liệu khác PTS sẽ tự động copy layer đó ở
vị trí mà bạn thả chuột. Để copy một layer từ tài liệu này sang tài
liệu khác và căn chỉnh ở giữa, giữ phím Shift trong khi bạn kéo và thả.
Nhưng với một ngoại lệ: nếu hai tài liệu có cùng một vị trí như nhau,
giữ phím Shift trong khi kéo layer PTS sẽ copy layer tại điểm mà khi nó
ở tài liệu được copy. Ví dụ có 2 tài liệu A và B, tài liệu A chứa nội
dung nghiêng về bên trái. Khi bạn kéo và thả nội dung từ A sang B và
giữ phím Shift, nội dung của A sẽ thể hiện chính xác như khi nó ở A.

Chính
vì lẽ đó mà có những mẹo nhỏ rất tiện dụng mà chúng ta chẳng bao giờ
cần kích hoạt layer hoặc sử dụng Move Tool. Nếu bạn đang mở một hộp
thoại tài liểu mới và bạn muốn tài liệu mới có kích thước giông như tài
liệu đang được mở, bạn có thể vào Window > Document > New window,
PTS sẽ tự động cho bạn một cửa sổ mới có kích thước chính xác với cửa
sổ đang được mở. Mẹo này cũng có thể dùng được với Image Size và Canvas
Size.

Quay lại với Layer và Move Tool bạn cũng có thể copy
Layer giữa các tài liệu bằng cách kéo và thả chúng từ Layer Palette vào
cửa sổ của tài liệu đang được mở. Tuy nhiên, nếu bạn muốn copy vài
layer một lúc, bạn phải link những layer đó lại và kéo và thả chúng từ
một cửa sổ của tài liệu này và thả chúng vào tài liệu khác bằng công cụ
Move Tool. Bạn không thể kéo và thả nhưng layer được liên kết từ Layer
Palette.

Đó chỉ là một trong những trường hợp khi bạn muốn
liên kết các layer. Có những lúc bạn muốn liên kết một vài layer khi
bạn muốn Merge chúng với nhau. Điều này có thể được thực hiện bằng lệnh
Merge Linked trong Layer menu. Lệnh tắt của Merge layer là Ctrl-E

chú ý Version 6.0+

Trong
PTS 6 có thêm một tính năng mới được gọi là Layer Set. Với Layer Set
bạn có thể nhóm các layer lại với nhau để tránh sự lộn xộn trong Layer
Palette và có thể thao tác một vài layer cùng một lúc. Nó có tác dụng
tương tự như liên kết các Layer, nhưng có nhiều tính năng hơn bởi vì
bạn có thể nhân đôi Layer Set.

Nếu bạn muốn liên kết các layer
khi bạn cần căn chỉnh và phân chia chúng. Điều này cho phép bạn điều
chỉnh vị trí của layer tương quan với những layer khác.

|Quay về đầu trang|

Tôi
muốn giới giới thiệu ngắn gọn với bạn một vài điểm đặc trưng tiên tiến
khác của layer. Tôi sẽ không đi quá sâu và vấn đề, nhưng tôi muốn cùng
bạn thực hành với nó, bởi vì sau này chúng ta sẽ sử dụng đặc điểm này
trong những bài học sau.

Layer > Group with Previous (nhóm với layer trước)
Câu
lệnh Group with Previous ở dưới Layer Menu cho phép bạn sử dụng một
layer này như là mạng che (Mask) cho layer khác. Khi bạn định nghĩa một
nhóm cắt, layer ở thấp nhất của nhóm sẽ trở thành mạng che cho những
layer khác trong nhóm.

Một ứng dụng quan trọng của việc nhóm
các layer là khi bạn muốn viết chữ vào một file ảnh hoặc tô màu. Bạn có
thể lựa chọn text và dán vào nó, nhưng khi dòng Text đó không thể sửa
chữa được nữa. Với bài tập này, tôi đã tạo ra một tài liệu với nền là
màu trắng, Rainbow Gradient layer, một layer text ẩn và một layer text.
Lưu file này lại rồi mở nó ra trong PTS. Bạn sẽ Fill dòng text với công
cụ Gradient và áp dụng Texture. (Khi bạn mở file này trong PTS 6, bạn
có thể nhận được một thông báo là một vài layer cần update. Chọn Update
nếu bạn nhận được thông báo)

Do layer ở tận cùng luôn là layer bị cắt, đầu tiên bạn cần chuyển layer text xuống dưới Gradient và Texture Layer.

Sử dụng Layer Palette để kéo những layer trong trật tự từ trên xuống dưới:

Texture

Rainbow

Photoshop

Background

Tiếp theo kích hoạt Rainbow Gradient Layer, chọn Layer > Group with Previous hoặc Ctrl - G

Dòng chữ được tô với Gradient

Kích hoạt Texture Layer bằng cách kích chuột vào tên của nó

Nhóm
layer này bằng lệnh Ctrl - G, (một cách nữa để nhóm 2 layer là nhấn
phím Alt rồi kích chuột trái vào khoảng biên giữa của hai layer trong
Layer Palette)

Tại thời điểm này layer Texture bị chắn bởi
Gradient cho nên nó là màu trắng đen. Chúng ta sẽ sử dụng Layer
Blending Mode để đổi layer Texture thành màu cầu vồng. Đổ Blending Mode
của Texture Layer thành Luminosity.

Bây giờ bạn đã có dòng chữ được áp dụng Texture, dòng chữ màu vẫn có thể chỉnh sửa được.


Bạn đã bắt đầu thấy sự kỳ diệu của layer trong PTS chưa? cứ bình tĩnh, đây chỉ mới là điểm khởi đầu.

Layer Masks
Layer
masks rất giống với Quick Mask hoặc Alpha Channel, nhưng chúng chỉ được
liên kết với một layer đơn lẻ. Chúng có thể được chỉnh sửa và được lưu
lại với tài liệu của bạn khi bạn lưu nó trong định dạng của PTS. Layer
Mask có thể bắt đầu từ lúc mở tài liệ hoặc áp dụng từ một vùng đã được
lựa clieej. Layer Mask rất rất hữu dụng bởi vì nó cho phép bạn áp dụng
tính trong suốt lên một layer mà không phá huỷ mãi mãi layer. Miễn là
Layer Mask được liên kết với một layer, tỉ lệ phân chia của layer mask
có thể được ẩn hoặc hiện mà không ảnh hưởng gì tới layer bạn đầu. Layer
mask là công cụ lý tưởng để đê tạo những bức ảnh hỗn hợp và dựng phim

Adjustment Layers
Adjustment
layers là dạng layer đặc biệt, chúng được dùng để điều chỉnh những
layer nằm ở dưới. Hầu hết những thứ ở dưới Image Adjust menu cũng có
thể được áp dụng bằng cách sử dụng Adjustment Layer. Sử dụng Adjustment
Layer có một lợi ích khác biệt. Bởi vì .... vì nó có thể điều chỉnh
được (Adjustable). Nói cách khác, nếu bạn áp dụng Hue/Saturation
Adjustment vào một file ảnh, và sau đó bạn nghĩ lại nhưng thay đổi có
vẻ nhiều quá, bạn có thể nháy kép vào Adjustment Layer và quay lại với
chế độ cài đặt. Thêm vào nữa, Adjustment layer được tạo ra trên layer
mask, cho nên bạn có thể xoá Adjustment từ vùng được lựa chọn bằng cách
Paint vào vùng Adjustment layer với màu đen. Vẽ vào Adjustment layer
với màu xám cho phép bạn làm phai nhạt adjustment.

Layer Effects
Layer
effects là những hiệu ứng đặc biệt mà có thể áp dụng vào layer. Một
điều tuyệt vời của layer effect là chúng hoàn toàn có thể chỉnh sửa và
rất linh động. Bạn có thể thay đổi nội dung của một layer và layer
effect sẽ tự động thay đổi vì nội dung của layer đó thay đổi. Bạn cũng
có thể điều chỉnh rất nhiều đặc điểm của layer effect. Layer effect
được nhóm trong một hộp thoại chung gọi là "Layer Styles", hãy tự tìm
hiểu nó xem có bao nhiêu tính năng?

Photoshop 6 Fill Layers
Fill
layers là một tính năng duy nhất của PTS 6+. Fill Layer có thể chứa một
màu đặc, Gradient hoặc Pattern. Khi bạn thiết kế một layer như là một
fill layer, vùng được fill có thể được thay đổi dễ dàng bằng cách nhấp
vào biểu tượng của nó trên layer Palette. Fill layer cũng có Layer mask
đính kèm, cho nên fill layer không thể bị tẩy xoa, chỉ bằng cách vẽ lên
layer mask
Source: Bá tước Monte Crito
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
cute_hedgehog
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
Thần Sáng - Nhà Ravenclaw
cute_hedgehog


Tổng số bài gửi : 330
Age : 28
Đến từ : Paradise
Registration date : 23/03/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:29 pm

Chương 7: Type Tool
-------------------------------------
Nội
dung của trang này thuộc bản quyền của © Bá tước Monte Cristo và
bantayden.com. Những bài viết trong này có thể được in ra để dùng với
mục đích cá nhân. Nếu bạn muốn copy hoặc dùng lại trong trang web của
bạn làm ơn liên lạc với tôi hoặc ít nhất phải trích dẫn lại nguồn là:
Bá tước Monte Cristo và bantayden.com

1. Khái quát về công cụ Type

Mẹo
về Font: Nếu bạn down được một Font chữ nào đó mà bạn chỉ muốn dùng ở
PTS thay vì phải gắn nó vào Font Folder trong hệ điều hành bạn có thể
install Font đó vào Adobe . Trong Window system, Abode font fold được
đặt ở: Program Files\common\Files\Adobe\Fonts. Những Font chữ được
install vào phần này sẽ có thể được hiển thị trong hầu hết những phiên
bản gần đây, nhưng không thể hiển thị ở những ứng dụng khác. Sẽ rất
thuận tiện nếu bạn tạo ra nhiều font hơn trong ứng dụng của bạn mà
không phải load font đó vào hệ điều hành.


Lệnh gõ tawt cho
công cụ Type Tool là T. Trong PTS 6, hầu hết tuỳ biến của các công cụ
đều hiển thị trên thanh Option Bar mỗi khi một công cụ nào đó được lựa
chọn. Bạn sẽ nhận ra có 4 nút trên Option Bar.

Hai nút đầu
tiên trong nhóm dùng để tạo một Type Layer mới, hoặc tạo một Type Mask.
Hai nút còn lại trong nhóm thứ hai dùng để chọn để viết Text theo chiều
ngang hoặc theo hàng dọc.

Để tạo ra một Type layer thông
thường, bạn phải chọn công cụ Type Tool và để ý xem nút Type Tool có
được ấn lõm xuống không? sau đó thì nháy chuột vào tài liệu và viết.
Bạn có thể nhấp và kéo một hình vuông bằng công cụ Type Tool để tạo ra
một cột Text. Điều này hữu dụng khi bạn muốn tạo một khổ chữ lớn. Trước
khi bạn nhấp chuột vào tài liệu, nhìn vào biểu tượng con trỏ hình chữ I
xuất hiện khi bạn di chuyển con trỏ vào trong vùng tài liệu. Chú ý một
đường kẻ ngang giao nhau với biểu tượng I. Đường thẳng này chỉ ra vạch
ranh giới của vùng chữ. Nó hữu dụng khi bạn cần căn chỉnh đường ranh
giới của vùng chữ với một hình khác ở trong tài liệu cùa bạn. Tốt hơn
hết là thực tập để biết rõ hơn. Bây giờ bạn hãy gõ một vài chữ bất kỳ
và chúng ta sẽ xem xét tuỳ biến của Type Tool. Bạn có thể thiết lập tuỳ
biến Type Tool thông qua Option Bar trước khi bạn gõ chữ, hoặc bạn có
thể sử dụng Option Bar để chỉnh sửa chữ khi bạn đang trong Type Tool
mode. Bạn có thể thay đổi định dạng của từng chữ hoặc từng từ bằng cách
bôi đen nó và thay đổi theo ý bạn.

Hai hình dưới đây trong
Option Bar, chắc tôi không cần phải giải thích cho các bạn chứ? bạn có
thể tự tìm hiểu những tuỳ biến của nó. Rất dễ vì nó tương tự trong Word
hoặc rất hình tượng.





Chỉ có nút cuối cùng là Character Palette. Chúng ta sẽ bàn đến Warp Text và Type Tool Palette sau.

Khi
bạn đang trong chế độ Type Mode, bạn có thể giữ phím Ctrl và con trỏ sẽ
biến thành Move Tool, nó cho phép bạn định vị lại dòng chữ mà không cần
phải thoát khỏi Type Tool. Bạn cũng dễ thấy rằng khi bạn nhấn phím
Enter se cho phép bạn chuyển xuống dòng mới.

Bạn có thể nhận vùng Type và thoát khỏi vùng Type bằng một trong 3 cách sau:

Nhấn phím Enter trong vùng phím số (Máy desktop)

Chọn một công cụ khác trong Tool Box

Chọn dấu Tick trong Option Bar

Để thoát khỏi Type Mode mà không thêm chữ bạn có thể nhấn phím Esc hoặc nhấn vào dấu "X" trên thanh Option Bar.

Một
khi bạn đã gõ vài chữ vào tài liệu của bạn, bạn sẽ thấy một layer chứa
chữ. Tất cả những Type Layer đều có chữ T ở trong hình nhỏ của Layer
Palette. Nháy đúp vào chữ biểu tượng chữ T sẽ đưa bạn trở lại chế độ
chỉnh sửa, và nó sẽ tự động lựa chọn để bạn thay đổi. Nếu bạn lựa chọn
công cụ Type Tool và nhấp vào bất cứ chữ nào trong tài liệu, nó sẽ tự
động kích hoạt tài liệu của bạn và tự lựa chọn chế độ Type Mode.


Type
Layer có thể được di chuyển bằng công cụ Move Tool và thao tác với Free
Transform mode. Không giống như những layer thông thường, khi bạn
Transform Type Layer, dòng chữ vẫn duy trì Crisp và Sharp. Khi định
dạng lại tỉ lện trong Free Transform mode, nhơ giữ phím Shift xuống rồi
kéo ở góc để giữ tỉ lệ của vùng chữ được cân đối. Tất nhiên, bạn cũng
có thể tạo cho Text của bạn cao hơn, rộng hơn bằng cách sử dụng Free
Transform để làm "méo" nó.

Khi Type Layer được kích hoạt, bạn sẽ nhận thấy có thêm một vài tuỳ biến ở menu phụ của Type layer. xem hình.

Trong
PTS 6+ khi bạn muốn vẽ trên chữ hoặc áp dụng Filter cho nó, chữ trước
hết phải được chuyển thành Pixel. Thao tác này được gọi là Rasterizing
hoặc Rendering chữ. Để Rasterize bạn phải nháy chuột phải vào tên của
Type layer trong Layer Palette và chọn Rasterize Layer từ menu hiện ra.
Bạn cũng có thể Rasterize Type bằng cách chọn Layer > Rasterize >
Type. Khi bạn Raterize Type trong PTS, bạn sẽ không được chỉnh sửa chữ
và tuỳ biến định dạng nữa. Cho nên trước khi bạn rendering một Type
Layer bạn nên nhân đôi layer đó trước và ẩn layer chưa render đi. Như
vậy khi bạn muốn thay đổi gì ở layer type, bạn không phải quay lại từ
đầu.

Sau đây là một bài thực hành để giải thích sự khác biệt giữa Type layer và Render Type:

Tạo một tài liệu mói 400x400 pixel và gõ chữ "Hello" khoảng 72 points

Nhân đôi layer lên hai lần và bạn sẽ có 3 bản copy của chữ Hello và di chuyển nó ra một chút để bạn có thể nhìn thấy từng copy.

Render một trong các layer vừa được copy.

Free Transform Layer vừa được render và điều chỉnh tỉ lệ để vừa với độ rộng của tài liệu

Free Transform những layer không được render bằng với layer ở bước 4. Chú ý độ nét của những layer được render.


Bây
giờ Zoom vào Type Layer và nhìn kỹ vào chỗ cong của chữ. Bạn sẽ nhìn
thấy đường viền của nó bao gồm một số màu? đây chính là lý do tại sao
ta có tuỳ chọn anti-alias smoothing.


Khi bạn sử dụng Type
Mask Tool thay vì Type Layer tool, tuỳ chọn vẫn như nhau, nhưng khi bạn
nhấp vào tài liệu, tài liệu sẽ được Fill với một mạng che, tương tự như
khi bạn ở trong chế độ Quick Mask. Khi bạn gõ, chữ sẽ vẫn hiện ra bình
thường trên mạng che. Khi bạn thiết lập vùng chữ, bạn sẽ thấy một vùng
lựa chọn thay vì một layer chữ bình thường. Một khi bạn đã tạo một vùng
lựa chọn chữ, nó có tính năng như những vùng lựa chọn bình thường khác.


Khi bạn chọn gõ chữ theo chiều dọc, chữ sẽ được đặt theo chiều
từ trên xuống dưới. Những nút căn chỉnh cũng sẽ biến đổi theo chiều
dọc. Nếu bạn muốn tạo một hàng chữ dọc hai bên cạnh của một file ảnh
bất kỳ, mà không phải là theo chiều dọc, bạn chỉ cần gõ bình thường
theo chiều ngang và dụng Free Transform để xoay nó. Hoặc bạn bôi đen
dòng chữ vào Character và Paragraph Palette, chọn mũi tên nhỏ ở menu
hiện ra và chọn Rotate Character.

2. Thực hành với Type Tool

Tự làm hiệu ứng drop Shadow.


Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points

Nhân đôi layer

Đổi màu của layer dưới cùng thành màu đen.

Di chuyển layer chữ màu đen sang bên phải vài pixel

Render (Rasterize) layer này.

Đặt tên cho layer này là "Shadow"

Vào Filter > Blur > Gaussian với radius khoảng 2-5 pixel phụ thuộc vào cỡ chữ của bạn

Điều chỉnh mức Opacity của Shadow layer như bạn thích

Nếu phần bóng được đặt trên một nền nhiều màu, thiết lập Blend mode thành Multiple để có kết quả đẹp hơn.

Chú
ý: bạn có thể nói rằng tại sao phải mất thời gian thế? khi bạn chỉ cần
vào Filter hoặc Layer Style, nhoáy một cái là xong. Nhưng biết thêm một
cách chẳng thiệt gì phải không? và thực tập thêm về những gì bạn đã
học.

Outlined Type


Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là Outline

Giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào layer Outline trong Layer Palette để tạo vùng lựa chọn từ vùng chữ.

Tạo một layer mới dưới layer Outline

Cách 1: Dùng stroke: black, 2 pixels, outside.

Cách 2: Select > Modify > Expand > 2 pixels và tô với màu đen.

Bạn có thể dùng Layer Style để thao tác nhanh hơn. Nhưng tôi chỉ nói để bạn biết!

Photoshop 6: Layer > Layer Style > Stroke

3D Text


Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là 3D

Nhân đôi layer 3D hai lần. Bạn phải có 3 layer riêng biệt.

Di chuyển layer dưới cùng 2 pixel lên phía trên bên trái và đổi màu layer 3D thành trắng.

Di chuyển layer giữa 2 pixel xuống dưới và lệch sang phải và đổi thành màu đen.

Fill Background layer cùng màu với layer trên cùng.

Nếu bạn muốn bóng được mềm mại hơn, Merge 3 layer với nhau và áp dụng 1-2 pixel Gaussian Blur.

Move the middle layer two pixels down and two pixels right and change the type color to black.

Sử dụng Bevel & Emboss layer style/effect.

Perspective Shadow - Chữ đổ bóng


Mở một tài liệu mới và gõ vài chữ khoảng 72 points, đặt tên là Shadow

Nhân đôi layer Shadow, đặt tên cho nó là Shadow 1

Giữ phím Ctlr-T để bật Free Transform mode.

Giữ phím Ctrl và đặt ở góc phải của vùng bao quanh và kéo sang bên phải để bóp méo nó.

Rasterize Shadow layer và lock layer Transparency.

Chọn Gradient Tool và chọn Black to White.

Nhấp chuột vào chân của chữ Shadow và kéo nó đến điểm cao nhất của layer Shadow 1

Chọn layer Shadow 1 và chuyển sang công cụ Move Tool để di chuyển nó lên 1 pixel.

Motion Text
Source: Bá tước Monte Crito
Bantayden.com
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/yellow_mermaid1010
Seichan
Jean Kenault de Stupide
Jean Kenault de Stupide
Seichan


Tổng số bài gửi : 317
Age : 30
Đến từ : Làng Sái | Malfoy Manor | Ổ mèo của nhà Slytherin =))=))=))
Registration date : 24/01/2008

Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer EmptySun Jun 08, 2008 2:40 pm

Vì cái topic này của bạn cute nó có nội dung hướng dẫn nên tớ merge vào với Tutorial for Designers - chuyên về hướng dẫn các phần mềm đồ họa của box.

Điểm hả, có chứ sao ko? Thang điểm 30. Vì bạn cute rất chịu khó sưu tầm, và rất đáng khen là bạn đã ghi rõ sources và tác giả nên mỗi chương của cute tớ cho 30đ. Mỗi chương nhé Winking


Tổng: 210/210 cho Ravenclaw
Về Đầu Trang Go down
http://ca.360.yahoo.com/shinsengumi_edo
Sponsored content





Tutorial for designer Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tutorial for designer   Tutorial for designer Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Tutorial for designer
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nội quy chung box Designer Club
» Danh sách chính thức các designers của box Designer Club

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Harry Potters Fans Forum :: Designer Club-
Chuyển đến